Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Làm sao kinh doanh trên thương trường đầy phản trắc?

 Nguồn : Vững Đại Phát
Làm sao kinh doanh trên thương trường đầy phản trắc?
(Bàn thêm về “thất bại Alan Phan”)
Tác Giả: Phan Châu Thành – DLB – 26 April 2015
(GNA: Ông già Alan thực sự không muốn đào sâu về đề tài này; nhưng anh Thành muốn lấy những sự kiện của Vinabull để tạo một case study về chuyện làm ăn tại VN. Nghĩ rằng quan điểm của anh Thành có thể giúp thêm cho phân tích của các doanh nhân VN khác, nên GNA post với lời lưu ý là mọi ý kiến và chuyện kể trong bài viết là của tác giả. Alan xin im lặng về mọi phản hồi. Cám ơn anh Thành).
…Bạn chỉ có thể kinh doanh thành công ở VN hôm nay trong phạm vi nhỏ và không toàn diện, khi kinh doanh của bạn phát triển lớn dần, bạn sẽ không thể kinh doanh thành công như một doanh nhân đích thực được nữa nếu không thỏa hiệp chính trị… Thỏa hiệp chính trị trong kinh doanh là chấp nhận luật bắt thành văn của môi trường là tham nhũng, hối lộ, gian dối, mua bán quan hệ để đổi lấy lợi thế hay được quyền kinh doanh...
Lý do bài viết “bàn thêm” này:
Trước tiên, tôi xin lỗi bác Alan Phan vì lại mang “thất bại kinh doanh” của bác Alan ở VN ra bàn, khi vẫn biết Alan không thích nói nhiều về mình, mà lại là nói nhiều về… “thất bại Alan”!
Nhưng gần đây, sau khi mạo muội viết bài “BCA giải mã thất bại của Alan Phan ở Việt Nam” gửi đăng trên vài báo lề dân và GNA – mà mãi gần hai tuần sau bác Alan mới cho đăng trên GNA, tôi nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc, học trò cũ về bài viết đó, và thấy việc trả lời công khai các câu hỏi đó có thể cũng có ích cho nhiều người hơn, nên tôi viết bài này xin phép bác Alan được mạo muội “bàn thêm” đề tài trên.
Tôi cũng muốn “nói thêm” xung quanh đề tài “thất bại của Alan” vì trong bài trước tôi chỉ tập trung nói hai ý, rằng bác Alan không thất bại mà đã/đang thành công lớn ở VN và thất bại của Vietbull là tất yếu, nhưng chưa nói rõ được các nguyên nhân của sự tất yếu thất bại của NVHN hay mọi doanh nhân đích thực ở VN nói chung.
Lý do thư ba là, hiện nay như nhiều người biết, tôi vẫn đang tư vấn, động viên, hỗ trợ, đào tạo… cho các bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh (ở VN), mà tôi lại khẳng định trước rằng các doanh nhân chân chính không thể thành công ở VN hôm nay (chỉ bọn “chân không chính” thôi) thì tôi có tự mâu thuẫn quá không?
Trong bài này, tôi chỉ coi “thất bại của Alan” với công ty Vietbull của ông ở VN như một ví dụ điển hình, một “case study”, để phân tích và và tìm câu trả lời cho những câu hỏi chính như: 1) Có thật không thể kinh doanh ở VN thành công (cho bất kỳ ai) mà không cần biết đến và thỏa hiệp về chính trị? 2) Tại sao các doanh nhân, doanh nghiệp của NVHN về VN kinh doanh cho đến nay không thể thành công? 3) Các doanh nhân trẻ có cơ hội nào ở VN hôm nay?…
Có thật không thể kinh doanh ở VN thành công (cho bất kỳ ai) mà không cần biết đến và thỏa hiệp về chính trị ở VN?
Câu hỏi trên tôi đã nêu ra và trả lời ở bài trước, rằng không thể. Còn bác Alan Phan thì vẫn nói rằng có thể chỉ cần khéo léo hơn một chút. Cả hai đều trả lời qua kinh nghiệm thực tế “đau thương” của mình, tức là đều có hơi chút cảm xúc.
Về phía mình, tôi muốn bớt phần cảm xúc đi để nói rõ hơn: bạn chỉ có thể kinh doanh thành công ở VN hôm nay trong phạm vi nhỏ và không toàn diện, khi kinh doanh của bạn phát triển lớn dần, bạn sẽ không thể kinh doanh thành công như một doanh nhân đích thực được nữa nếu không thỏa hiệp chính trị. Đó là câu trả lời “chính xác” của tôi, trong đó có ba khái niệm cần làm rõ: thế nào là phạm vi kinh doanh nhỏ, thế nào là doanh nhân đích thực, và thế nào là thỏa hiệp chính trị của doanh nhân?
Phạm vi kinh doanh được xác định bằng vốn đầu tư hoặc doanh thu. Phạm vi kinh doanh nhỏ là khi tổng vốn bỏ ra ban đầu (trong 2-3 năm) chỉ khoảng vài tỷ vnđ đổ lại hay dưới 300 hay 500 ngàn đôla. Công ty Vietbull của bác Alan Phan trong mấy năm đầu hút hết gần 2 triệu đô thì không phải là nhỏ. Phạm vi nhỏ là khi doanh thu hàng năm của doanh nghiệp chỉ khoảng đến vài chục tỷ vnđ trở lại (dưới 3 hay 5 triệu đôla).
Khi bạn khởi nghiệp kinh doanh từ số 0 đến khi bạn đạt doanh thu một vài triệu đôla/năm ở VN hay bất cứ ở đâu cũng đều cần khoảng thời gian một vài năm, cần một sự nỗ lực khổng lồ từ bạn và đội ngũ trong thời gian đó và cần môi trường hỗ trợ kinh doanh (thường là miễn giảm thuế) mà hầu như nước nào cũng phải có và thể hiện trong các chính sách, nhất là thuế má, để thu hút đầu tư. Công ty Vietbull của Alan Phan là dạng đầu tư nước ngoài càng được nhiều ưu đãi chính sách, tức là ít bị sách nhiễu. Tôi nói, các công ty nhỏ và mới ít bị sách nhiễu, nên vẫn có cơ hội phát triển lúc ban đầu ở VN, là vì vậy. Vậy tại sao Vietbull đã thất bại?
Nếu ở trong môi trường kinh doanh bình đẳng và minh bạch (kinh tế thị trường và xã hội dân chủ – cả hai cái đó mới cho các doanh nghiệp, doanh nhân sự bình đẳng và minh bạch – mà VN không có – để mà thi tài kinh doanh theo luật và khai thác qui luật thị trường như những doanh nhân đích thực), thì 80% doanh nghiệp mới thành lập, được nhiều ưu đãi, vẫn phá sản trong vòng 5 năm đầu tiên, “nhường chỗ” cho các doanh nghiệp mới hơn nữa. 20% doanh nghiệp mới vượt qua giai đoạn 5 năm đầu tiên là vì họ hơn người, họ là chuyên gia giỏi hơn người khác trong lĩnh vực của họ.
Còn thỏa hiệp chính trị trong kinh doanh là chấp nhận luật bắt thành văn của môi trường là tham nhũng, hối lộ, gian dối, mua bán quan hệ để đổi lấy lợi thế hay được quyền kinh doanh (trong khi ai không thỏa hiệp sẽ không có quyền kinh doanh bình đẳng).
Tôi không nghĩ Vietbull đã phá sản thuộc dạng lý do do kinh doanh non nớt, do không hiểu chuyên môn kinh doanh (tài chính-chứng khoán-và IT). Alan Phan đã chứng minh mình là bậc thầy kinh doanh, Vietbull đã được kiểm chứng qua Sinobull là mô hình thành công, đội ngũ do Alan Phan tuyển chọn và xây dựng. Vậy tại sao? Vietbull cũng không phản đối môi trường kinh doanh kia mà, chỉ không làm theo thôi? Cái chưa được kiểm chứng ở đây là môi trường kinh doanh VN, gồm 3 yếu tố chính sau: các đối tác cạnh tranh có phải gần giống như Vietbull về đạo đức hay văn hóa kinh doanh (về lý thuyết là phải thế, chắc bác Alan chắc đã giả định thế), luật kinh doanh có được thực thi đúng như thế (hay nói vậy mà không phải vậy), và thông tin kinh tế tạo nên cơ sở kinh doanh có đúng như thế (tức tương đối đáng tin cậy như ở thị trướng nước khác).
Chúng ta biết, môi trường kinh doanh ở VN đã bị chính trị hóa từ lâu trước khi nó được sinh ra gần đây. Kết quả của chính trị hóa môi trường kinh doanh là gì? Là tạo ra các doanh nghiệp và doanh nhân có lợi thế hơn nhiều về tài chính, thông tin, chính sách, quan hệ nhân sự không chính thức (nhưng không bị cấm) với các thế lực “nhà nước quản lý” môi trường kinh doanh.
Lấy ví dụ FPT là đối thủ cạnh tranh chính của Vietbull, là gì? Đó là tập đoàn tham nhũng chỉ biết dùng tham nhũng và đi đêm để có “lợi thế cạnh tranh” trong kinh doanh – chứ không phải bằng tài năng kinh doanh. Xin lấy một ví dụ “kinh doanh thành công” của FPT năm xưa mà tôi biết rõ để minh chứng.
Khoảng năm 1990, khi FPT mới ra đời là công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm (Food Proccessing Technology-FPT), tôi lúc đó còn trẻ là kỹ sư dầu khí đã cùng các bạn cho ra đời 1 trong 5 công ty tư nhân về IT đầu tiên của VN dựa trên luật DN 1990 đầu tiên và còn tươi rói, với tình yêu hừng hực dành cho IT và kinh doanh – mặc dù tất cả đều chưa biết gì về kinh doanh. Lúc đó chúng tôi 17 người mới ra sức cùng nhau góp đủ 200 triệu tiền mặt vốn điều lệ để cho ra đời công ty IT đó, mà phần tôi là 14 triệu đồng từ tiền tiết kiệm mấy năm đi làm để mua chiếc xe máy mơ ước đầu tiên – đại loại là “kế hoạch xe máy” phải nhường chỗ cho giấc mơ IT và kinh doanh, nên tôi còn đi xe đạp đi làm thêm vài năm sau đó nữa. Cuối năm 91 công ty IT của chúng tôi đã khá có uy tín, chúng tôi tham gia đấu thầu dự án của EC (European Community) cung cấp 320 máy tính bàn PC 386 và thiết bị đồng bộ cho 32 trung tâm IT tại 32 tỉnh thành khắp cả nước để tạo công ăn việc làm cho những người Việt di tản (những thuyền nhân hay cả rừng nhân, không may mắn) bị các nước xung quanh trả về cho chính phủ VNCS. Chúng tôi rất trân trọng tính nhân đạo cao cả của Dự án nên đã chuẩn bị mọi phương án hết sức kỹ càng để thắng chỉ để được làm việc đầy ý nghĩa lớn lao đó (không còn chỉ là mục tiêu IT và kinh doanh nữa), và chúng tôi đã tin mình sẽ thắng thầu vì không thấy đổi thủ “đáng gờm” nào, còn mình thì đã hạ giá sát ván để được làm việc đó. Ở Hà Nội khi nộp thầu, chúng tôi gặp Trương Gia Bình (con rể Duẩn) và công ty FPT, họ thú nhận lần đầu tiên tham gia làm IT, chuyển từ công nghệ “măm măm” (thực phẩm) sang. Khi mở thầu, chúng tôi kinh ngạc vì FPT thắng, mà họ thắng sát nút chúng tôi – chỉ rẻ hơn mấy trăm đôla trên tổng khoảng 300 ngàn đô của chúng tôi! Nhưng chúng tôi phải tin vào các nhân viên Việt của Văn phòng Đại diện EC – người tổ chức “đấu thầu quốc tế” ở Hà Nội lúc đó. Đó là lần đầu tiên tôi “chạm trán” FPT, im lặng chấp nhận thua nhưng tâm không phục – chắc chúng nó đã mua đứt người (Việt) của EC rồi, và biết được giá của chúng tôi để thắng thầu chỉ mấy chục phút nộp sau.
Tôi không ngờ “bí quyết thắng thầu” của FPT lại lộ ra nhanh chóng ngay sau đó. Trở lại Sài Gòn, đi làm (tôi chỉ giúp công ty IT mà mình là cổ đông nhỏ việc đấu thầu EC ở Hà Nội vì khi đó tôi rành tiếng Anh và các điều khoản thương mại quốc tế hơn các bạn), khoảng tháng sau Công ty phân cho phòng tôi nhận 5 bộ máy tính mới toanh (trước đó tôi chỉ dám xin 2 bộ), và tôi trố mắt khi đọc các dòng chữ in to và rõ ràng trên từng hộp máy: “Computers for Vietnamese Returned Regugees – EC’s Project”. Tôi chạy thẳng lên phòng IT của công ty và căn vặn anh Trưởng phòng về lô máy tính mới, thì được biết Tập đoàn Dầu khí nơi tôi làm đã mua liền hơn 100 máy mới của FPT với giá khoảng gấp… 4 lần giá FPT đã đấu thầu thắng với EC (khoảng 3-4 ngàn đôla/bộ)! Vậy là FPT đã ăn cả hai đầu – nhận của EC với giá “thắng thầu” gần ngàn đô/bộ để rồi mua máy nhưng không lập 32 trung tâm IT ở 32 tỉnh thành như đã cam kết với EC mà đem máy bán cho các công ty lớn như DK với giá gấp 4 lần thế nữa! (Lúc đó, rất ít ai biết giá thực máy tính trên thị trường, và máy 386 là serie mới và hiện đại ở VN nên… giá nào cũng được!?)
Như vậy, FPT là ai thì đã rõ. Nhưng tôi cứ băn khoăn chả lẽ EC họ quan liêu đến nỗi không bao giờ kiểm tra các dự án nhân đạo cao cả của mình đã đến với “các nạn nhân được cứu giúp” thế nào ư? Tôi đem việc này hỏi một cậu em học Harvard về và có công ty chuyên làm (giải ngân) các dự án từ thiện của NGO ở VN, nó cười lớn: “Anh ngây thơ quá! Vụ nhỏ như thế – có 300 ngàn đôla năm 1991- thì FPT nó chỉ cần làm report thật ngon kèm vài bức ảnh bịa, và một lễ nghiệm thu giả của một trung tâm nào đó là EC Ok liền, chưa kể đi nhậu nhẹt chơi bời vui vẻ với nhân viên EC ở một vài nơi. Nếu là người Việt thì… EC nó còn viết Report về thành công của dự án hộ mình luôn!” Nó nói xong thì tôi lại trố mắt nhìn thằng em họ đã có 3-4 năm dùi mài sau đại học ở Havard: Cựu sinh Harvard là thế này ư? Tôi không tin nổi tai mình. Ngẫm lại, nó được học bổng Harvard là vì bố nó (cậu tôi) là cựu chiến binh và là quan to ở tỉnh mà thôi.
Tôi đã hơi lạc đề để cố nói khách quan về FPT với các bạn (và ông Alan Phan) – họ là ai và họ “kinh doanh” thế nào, để nói về môi trường kinh doanh IT ở VN mà bác Alan đã không thể hiểu từ “trong chăn” như tôi.
Bây giờ, Trương Gia Bình với FPT như thế – có công nghệ và văn hóa “Ăn tất cả – foods processing” như thế, còn hơn bọn chuyên “cướp có business plan” của bác Alan nhiều, và bác Alan với Vietbull như thế, và môi trường kinh doanh “định hướng XHCN” của VN như thế, bác Alan có còn tin mình sẽ kinh doanh thành công về lâu về dài ở VN (với CSVN) được hay không?
Tôi biết hàng trăm, có khi hàng ngàn công ty như FPT, với hàng ngàn, có khi hàng vạn dự án như kiểu “EC’s Computers” cho người Hồi hương, đã rất ăn nên làm ra ở VN trên thân xác những kẻ hồi hương, kể cả “hồi hương” tự nguyện như NVHN về nước kinh doanh.
Khoảng dăm năm sau vụ EC đó, tôi đã có một công ty khác về cơ khí và đưa một Nhà sản xuất bơm lớn của Mỹ (Ingersoll) ra Hà Nội đấu thầu (dự án vốn vay ADB) cung cấp thiết bị bơm cho ba trạm bơm chống lụt ở 3 tỉnh Bắc miền Trung, và lại gặp FPT là đối thủ. Họ (mấy cậu bé non choẹt) cũng tự nhận là không biết gì về cơ khí và bơm cả, nhưng… lại thắng thầu, lần này là hàng mấy chục triệu đô la. Tôi cười quay sang xin lỗi ông bạn người Âu (dù hãng là Mỹ) vì đã không thể cùng ông thắng thầu, chỉ đứng thứ 2 về giá (đứng đầu về kỹ thuật, chất lượng), song tôi cũng cười đảm bảo “thêm” với ông ấy rằng ba tỉnh đó sẽ không bao giờ có các trạm bơm lớn chống lũ lụt được cả – vì FPT sẽ hoặc là cung cấp bơm dổm (rẻ, không chạy được, nhưng giải ngân được) hoặc không thèm cung cấp bơm luôn sau khi có tiền Ban quản lý Dự án vay ADB chuyển cho, rồi tịt luôn… và họ/ban quản lý dự án sẽ ước ao mãi là hôm nay giá mà họ chọn ông (Ingersoll) và tôi (“hãng cò mồi PCT”) thắng thầu. Tôi còn chốt lại cho vui: Tin tốt là, ít nhất họ cũng sẽ nhớ tên hãng bơm Ingersoll của ông suốt đời vì ân hận. Đến nay, năm nào mùa mưa chúng ta chúng ta cũng nghe đến các vụ lũ lụt lớn ở các tỉnh đó, vì tiền chống lụt ADB cho vay thì FPT đã tiêu hết từ hồi đó trước 2000 rồi.
Từ hình ảnh FPT và Vietbull, hãy hình dung trong IT của VN có hàng chục con bạch tuộc đỏ (kinh doanh bằng quyền lực chính trị) như FPT và hàng trăm, hàng ngàn con cá pirania đỏ lớn nhỏ xung quanh con “Trâu Vàng” Vietbull của ông già Alan (kinh doanh phi chính trị), thì… liệu con trâu đó dù có đúc bằng vàng cũng trụ được bao lâu?
Và trong tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh khác ở VN, tình trạng đều như thế.
Tại sao các doanh nhân, doanh nghiệp của NVHN về VN kinh doanh cho đến nay đều không thể thành công?
Ở phần trên, tôi đã khẳng định, nếu không gian dối, tham ác… như FPT hay hàng ngàn hàng vạn công ty (trực tiếp hay gián tiếp) của CSVN, mà chỉ kinh doanh theo đạo đức doanh nhân thì không có công ty nào về lâu về dài có thể thành công ở VN.
Nhưng còn một lý do chủ yếu và quan trọng khác – đó là sự kiểm soát ngầm của an ninh CSVN đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp ở VN, nhất là với các doanh nhân và công ty của NVHN. Theo quan sát của tôi, tình hình rất tệ – sự theo dõi và kiểm soát của an ninh CSVN với các doanh nghiệp rất ngặt nghèo và phi pháp.
Chúng ta biết, đến nay 2015, CSVN vẫn chưa cho phép tổ chức các nhóm xã hội dân sự, hay các nghiệp đoàn độc lập, dù họ rất cần được vào TPP để mong cứu vãn nền kinh tế đang sắp sập. Thậm chí, các tổ chức tôn giáo tổ chức các khóa tu, khóa thiền cho dân chúng cũng không được – CSVN cho côn đồ đến phá. Sau vụ Bát Nhã 2009, rất nhiều vụ đàn áp tôn giáo vì “tu tập đông người” khác nữa liên tục xảy ra, mà gần đây nhất là các khóa thiền Vipassana chỉ hơn trăm người tu (ngồi thiền) ở Lâm Đồng, Sài gòn bị phá. Cậu học trò tôi than: Chúng em chỉ đến để ngồi và thở thôi mà CS cũng không cho! Chỉ ngồi và thở thôi!
Thế mà tại sao từ 1990 CSVN cho phép lập công ty, doanh nghiệp tư nhân – cũng là những nơi “tập trung đông người”? Là vì CSVN phải cho lập DNTN thôi, nếu không thì chết đói hết. Nhưng chúng không bao giờ tin vào, và rất sợ các tổ chức không do chúng lập nên đó. Vì thế, chúng luôn cố gắng kiểm soát tối đa được các tổ chức đó – dù họ chỉ có mục tiêu rõ ràng là kinh doanh. CSVN bằng mọi cách hợp pháp và phi pháp tổ chức và duy trì kiểm soát bằng hai hướng: từ ngoài – bằng các tổ chức quản lý và chính sách của họ với sự kiểm tra thường xuyên và đột xuất dày đặc, và từ bên trong – bằng việc cài cắm “an ninh kinh tế” vào trong tất cả mọi doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, nước ngoài và cả nhà nước – trong đó doanh nghiệp của NVHN được “chăm sóc” kỹ nhất vì “nguy hiểm” nhất.
Chúng theo dõi cái gì trong một doanh nghiệp? Có bốn nội dung theo dõi chính: thân nhân, quan điểm và hoạt động của lãnh đạo doanh nghiệp, tình hình tài chính và đóng thuế của DN, và các dự án cụ thể của DN mà họ quan tâm, các đối tác kinh doanh của DN mà họ cần theo dõi gián tiếp. Tùy vào loại hình công ty, độ lớn và vị thế công ty, tùy nội dung cần theo dõi mà CSVN đào tạo và cài cắm người của mình vào các DN đó, chủ yếu qua đường để các DN tuyển chọn công khai (ứng viên của chúng – số này đông nhất) hay mua chuộc dọa dẫm, ép buộc người lúc đầu không phải “đặc tình” của chúng, gọi là loại “cài cắm” và loại “ép buộc”, hoặc bố trí (nếu là doanh nghiệp nhà nước hay liên doanh).
Loại cài cắm, thường được chúng tuyển chọn trước hay ngay sau khi tốt nghiệp đại học kinh tế và kế toán tài chính, sau đó được đào tạo nghiệp vụ “an ninh kinh tế” 1-2 năm, và sẽ được tung ra “xin việc” vào tất cả các loại doanh nghiệp mà chúng cần theo dõi, hầu như vào mọi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển người ngoài gia đình (có từ khoảng chục nhân viên trở lên). Chức danh chủ yếu là kế toán viên, hay kế toán trưởng (để theo dõi tình hình chung của các công ty), hay thậm chí tạp vụ, gác cổng (để theo dõi hành tung ban giám đốc), hoặc kỹ sư ngoài công trường (để theo dõi một dự án cụ thể nào đó), hay chuyên viên thương mại kinh doanh (để theo dõi các đối tác của công ty).
Với đa số công ty, các nhân viên an ninh cài cắm trên sau một thời gian vài tháng đến 1-2 năm sẽ hoàn tất nhiệm vụ (được ăn hai lương) và tự động xin nghỉ vì các lý do nào đấy. CSVN thấy tuyệt đại đa số các DN đúng là chỉ kinh doanh, nên sẽ chuyển sang theo dõi công ty mới khác.
Các công ty của NVHN thường bị theo dõi cả bốn nội dung (thân nhân, tài chính, dự án và đối tác) nên an ninh kinh tế của CSVN có một đội ngũ được đào tạo riêng để làm việc theo dõi họ.
Nếu hiện nay CSVN có khoảng 300,000 dư luận viên (DLV) ăn lương và lên mạng quậy phá, thì từ 1990 đến nay CSVN cũng đã đào tạo, tuyển dụng và đang sử dụng tổng cộng đến khoảng trên 100,000 kẻ “an ninh kinh tế” để cài cắm vào theo dõi các doanh nghiệp từ bên trong, do mấy Vụ thuộc bộ Công an cùng làm (mấy cái “C3-mấy”, “C4-mấy”, “C5-mấy” gì đó…). Đây tất nhiên là vi phạm nhân quyền (quyền riềng tư) trắng trợn và có hệ thống của CSVN rồi, nhưng “who dám care?!”
(Người viết bài này đã làm ở vị trí quản lý của tất cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, nước ngoài, liên doanh – mà doanh nghiệp NVHN là loại DN nước ngoài “đặc biệt nguy hiểm”, và đã nhìn ra và phải âm thầm loại bỏ bọn “an ninh cài cắm” của CS ở khắp mọi nơi đó, đôi lần ngay khi đang còn phỏng vấn tuyển dụng đã rõ rồi, và chỉ có thể làm thế thôi).
Nói chung, trừ các lý do đặc biệt, như trường hợp Vietbull của bác Alan, NVHN thường có thể kinh doanh thành công mấy năm đầu tiên vì họ nhỏ và mới, nên được “ tạm tha” quấy rối, nhưng họ luôn biết rõ mọi chuyện nội tình “để phòng ngừa các thế lực thù địch”. Khi cần, họ sẽ khai thác, sử dụng (xào nấu) các thông tin có được từ đặc tình cho mục tiêu cụ thể như phạt công ty của Lê Quốc Quân “trốn thuế”, khép công ty của Trần Huỳnh Duy Thức vào tội “kinh doanh không phép” và “trốn thuế”.
Nhờ có vốn độc lập hơn các doanh nghiệp trong nước, thông tin kỹ thuật và chuyên ngành cập nhật hơn, quan hệ quốc tế rộng rãi hơn, các doanh nghiệp của NVHN lúc đầu có vẻ dễ phát triển hơn. Nhưng rất tiếc giai đoạn đó không đủ để họ thực sự hiểu môi trường kinh doanh trong nước và có các đối tác lớn tin cậy, càng không biết mình bị theo dõi từ bên trong, mà họ đã có nhu cầu và kế hoạch phát triển mở rộng rồi. Đây là lúc họ đa số đều sa vào bẫy của các đối tác cộng sản mà họ tưởng mình đã tạo được lòng tin với nhau.
Thực sự thì quan chức và các doanh nghiệp CSVN không có khái niệm lòng tin, không bao giờ tin và tôn trọng các doanh nghiệp nói chung và DN của NVHN càng không, họ chỉ lợi dụng vì cần đầu tư, hay thông tin, hay đơn giản cần ăn hối lộ. Họ luôn sẵn sàng “diệt” – thay thế đối tác Việt Kiều và các doanh nghiệp “của họ” bất cứ khi nào có thể và vì bất cứ điều gì, bất chấp pháp luật (vì pháp luật là họ). Nói chung, trong con mắt của CSVN, các doanh nghiệp NVHN chỉ để làm cảnh (mị dân) và không bao giờ được phép thành công!
Cái khó của NVHN khi làm ăn trong nước là, lúc đầu thì quá tin nhau mà không biết mình bị theo dõi và coi như kẻ thù (thậm chí NVHN hay nghĩ: ồ, CS cũng tốt đấy chứ!) nên không phòng bị, tự bảo vệ mình, đến khi cơm không lành canh không ngọt thì chả có gì để tự vệ, mà cả hệ thống pháp luật lại ở phía bên kia. Tự nhiên, từ “người mình với nhau cả” thành chiến tuyến hiện ra rõ ràng mà NVHN đơn độc trong vòng vây “người mình”, thường chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người. Tôi đã đau lòng chứng kiến những cảnh “tranh chấp” – thực ra là ăn cướp công khai như vậy của CSVN (cá nhân, doanh nghiệp hay cả chính quyền) với NVHN. Ngay cả những người NVHN đã từng hối lộ các quan chức và đối tác trong nước rất nhiều và cảm thấy mình đã mua chuộc được CS cũng bị (và càng hay bị) chính những kẻ nhận hối lộ đó làm hại, phản lại, tấn công dữ dội (thay vì công khai hay ngầm ủng hộ), vì “không có bằng chứng” chúng nhận hối lộ bao giờ, lại luôn có bằng chứng NVHN đi hối lộ.
Đã hơn ba chục năm quan sát NVHN về nước kinh doanh, tôi chưa thấy ai thực sự thành công – đến trên 90% là thất bại. Tại sao?
Ngoài lý do đạo đức kinh doanh (như kiểu FPT) thì còn sự đa nghi và theo dõi rất gian manh phi pháp của CSVN với các doanh nghiệp – nhất là của NVHN – để hãm hại và kiểm soát là lý do cơ bản khác khiến các DN nói chung không thể phát triển được. Đó là lý do tại sao tôi nói môi trường kinh doanh VN đầy phản trắc – nó phản trắc từ trong tâm địa của những kẻ “trọng tài” đang quản lý “sân chơi kinh doanh XHCN” này là CSVN rồi.
Đó là chưa kể, “về nước kinh doanh” nhưng NVHN nói chung đều chỉ cần làm được phần đầu: “về nước…”, rồi để lại tất cả, và lại ra đi (lần “ra đi” này là “di tản lần 2”: ai cũng biết mình sẽ không bao giờ về nước kinh doanh nữa… với cộng sản.)
Với những công ty của NVHN còn chưa phải và không muốn “di tản lần 2” (và mọi doanh nghiệp chân chính khác), tôi khuyên nên tỉnh táo nhìn lại mình ngay và loại khỏi đội ngũ mình những kẻ ăn hai lương (một của an ninh CS) trước khi quá muộn.
Các doanh nhân trẻ có cơ hội nào ở VN hôm nay?
Vâng, tôi vẫn luôn khuyến khích, động viên và thường xuyên tư vấn cho các bạn trẻ hãy khởi nghiệp kinh doanh. Tại sao mâu thuẫn vậy, khi tôi luôn khẳng định môi trường kinh doanh VN là rất không thuận lợi?
Trước hết, là vì giai đoạn khởi nghiệp của doanh nhân trẻ ít bị chính trị hóa, bạn còn nhỏ quá và mới quá, non quá – nhưng thực ra nó bị chính trị hóa từ trước đó rồi, từ trong nhà trường, trên sách vở và ngoài xã hội nó đã được “định hướng” rồi, định hướng làm nô lệ. Khởi nghiệp vì thế là bạn tái định hướng cho mình, là định hướng đến Tự do!
Không chỉ môi trường kinh doanh ở VN rất tệ hại và bị chính trị hóa, mà môi trường chuẩn bị cho các thế hệ sau kinh doanh (tức những gì người Việt trong nước nghĩ về, nói về, được dậy về, viết về, đọc về kinh doanh và doanh nhân trong gia đình, nhà trường, xã hội) cũng đều sai trái và tệ hại. Vì thế, cả xã hội VN dù nay rất thích tiền nhưng không biết và không thích kinh doanh, doanh nhân. Cả xã hội định nghĩa sai về doanh nhân và đem tôn thờ những kẻ ăn trộm làm thuê là doanh nhân. Cả xã hội nghĩ kinh doanh là phải có tiền và chỉ cần có tiền là có thể kinh doanh.
Chính những bất cập và sai lệch trên về kinh doanh và doanh nhân ở VN khiến việc kinh doanh (bản chất là sáng tạo) ở VN rất ít, và doanh nhân đích thực ở VN càng hiếm hoi hơn. Vì thế nhu cầu có danh nhân đích thực càng lớn và tôi càng cố khuyến khích và động viên các bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh nhiều hơn. Vì ở VN quá thiếu doanh nhân và hoạt động kinh doanh, chỉ toàn ranh nhân và chụp giật, lừa lọc mánh mung – nên nếu bạn là doanh nhân và kinh doanh theo đúng nghĩa của nó thì bạn là của hiếm và bạn có cơ may thành công cao hơn, bền vững hơn! Ví dụ, khi chế độ CSVN đỏ thì sự nghiệp kinh doanh của bạn không đổ, mà càng phát triển hơn! Đó chính là cơ hội của các bạn trẻ.
Ở mọi nơi trên thế giới, các doanh nhân trẻ luôn có những lớp người doanh nhân đi trước dẫn dắt và truyền cảm hứng. Ở VN, rất tiếc, sau ba bốn thế hệ cai trị của cộng sản, xã hội không có doanh nhân, chỉ toàn ranh nhân “đỏ đít”, tìm đâu ra doanh nhân đích thực để nọi theo và học hỏi? Thế hệ tôi U60 rồi, thế hệ cha tôi trước đó – đều quả là những thảm họa của dân tộc: không có doanh nhân! Thế hệ con cháu tôi, các bạn trẻ tuổi 20s-30s, thật may là có Internet và các bạn một số có thể du học (phương Tây), cũng đã có một ít sách về kinh doanh và doanh nhân đích thực được dịch ra… nên chúng ta có thể hy vọng người Việt sẽ có lớp doanh nhân mới đích thực (tất nhiên, trừ đám trẻ COCC CS, chúng nó du học để tiêu tiền, không cần biết làm ra tiền – kinh doanh là gì).
Thế cho nên, khởi nghiệp kinh doanh vừa là cơ hội, vừa là sứ mệnh cao cả của thế hệ trẻ VN để cứu nước, cứu nhà. Các bạn hãy khởi nghiệp đi, thấy nhiều vào! Dăm ba năm nữa, khi cá bạn đã vững vàng thì cũng là khi môi trường kinh doanh phản trắc của CSVN này phải biến mất, thay bằng môi trường bình đẳng, tự do cho sáng sáng tạo của các bạn!
Cơ hội lớn vẻ vang đang ở ngay phía trước các bạn: trở thành những doanh nhân chân chính của nước Việt không cộng sản, từ hôm nay! Đã đến lúc rồi đó, các bạn!
28.4.2015

Sếp Phải Tự Quản Lý Bản Thân Trước

 Nguồn : Vững Đại Phát
Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!
Nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân.
Theo Trí Thức Trẻ – 28 April 2015
Đối với bất kỳ ai muốn làm quản lý hay thăng tiến, điều cần làm là ghi điểm với cấp trên. Không có gì tạo được ấn tượng tốt với cấp trên hơn là khả năng quản lý bản thân. Nếu cấp trên thường phải tiêu tốn nguồn lực vào việc quản lý bạn, bạn sẽ bị xem là kẻ bòn rút thời gian và năng lượng của họ. Nhưng nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân. Nhờ đó họ sẽ tìm đến bạn mỗi khi cần giúp đỡ hay lời khuyên khi gặp khó khăn.
Dưới đây là 7 điều bạn cần làm để tự quản lý bản thân được bậc thầy nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell đề cập trong cuốn sách The 360o Leader (Tạm dịch: Nhà lãnh đạo 360o).
1. Quản lý cảm xúc
Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người có các vấn đề cảm xúc dễ bị tai nạn ô tô hơn những người bình thường tới 144% hay cứ 5 nạn nhân của các vụ tai nạn chết người, có 1 người đã cãi nhau với người khác trong 6 giờ trước vụ tai nạn. Quản lý cảm xúc là điều rất quan trọng, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo bởi mọi hoạt động của họ đều có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người khác.
Những nhà lãnh đạo giỏi biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên trì hoãn cảm xúc. Đôi khi họ bày tỏ cảm xúc để tìm sự thông cảm và làm lay động người khác. Liệu đây có phải “mị dân” không? John C.Maxwell cho rằng không phải vậy, miễn sao điều đó tốt cho tổ chức và không phải là vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên kiềm chế cảm xúc khác với phủ nhận và chôn vùi nó. Điểm mấu chốt là bạn nên đặt người khác chứ không phải bản thân lên đầu khi giải quyết và xử lý các cảm xúc.
2. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là vấn đề đặc biệt khó khăn đối với những người ở vị trí giữa một tổ chức. Những nhà lãnh đạo cấp cao có thể ủy quyền, những công nhân được trả tiền theo giờ và làm bất cứ điều gì có thể trong khoảng thời gian đó còn những người ở giữa thường chịu áp lực từ 2 nhóm trên và thường được kỳ vọng làm thêm giờ để hoàn thành công việc.
Thời gian là tiền bạc, một chuyên gia tâm thần học từng nói “Chừng nào chưa coi trọng bản thân, bạn còn chưa coi trọng thời gian.” Trong cuộc sống này mọi người không thanh toán mọi thứ bằng tiền mà bằng thời gian của họ. Vì vậy thay vì nghĩ đến việc bạn làm và thứ bạn mua dưới dạng tiền bạc, hãy nghĩ tới chúng dưới dạng thời gian. Hãy nghĩ xem điều gì đáng để bạn dành trọn cả cuộc đời? Từ đó bạn sẽ có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn.
3. Quản lý các ưu tiên
Quy luật chung thường cho thấy khi bạn không biết cách quản lý các ưu tiên, công việc của bạn sẽ luôn áp lực và giảm hiệu suất. Đặc biệt với vị trí ở giữa một tổ chức, bạn sẽ có một núi công việc cần xử lý. John C.Maxwell đề xuất cách quản lý các ưu tiên như sau:
80% thời gian- làm những việc bạn giỏi nhất
15% thời gian- làm những việc bạn đang học hỏi
5% thời gian-làm những việc cần thiết khác.
Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu thực hiện nhưng bạn cần học cách giao quyền, tính kỷ luật và phải “nhẫn tâm” khi quyết định đâu là những việc không nên làm. Thích làm một số công việc không có nghĩa phải đưa nó vào danh sách việc cần làm. Hãy chỉ làm những việc có thể giúp bạn phát triển khả năng hoặc những việc cấp trên yêu cầu đích thân bạn làm. Tất cả những công việc còn lại đều là ứng viên cho danh sách những việc không nên làm của bạn.
4. Quản lý năng lượng
Ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn năng lượng trong những tình huống khó khăn hoặc không biết cách phân bổ, sử dụng chúng. Có 3 nhóm hao mòn năng lượng mọi người thường mắc phải gồm: Làm những việc không quan trọng, Không có khả năng làm những việc thật sự quan trọng, Không có khả năng ứng phó với vấn đề.
Vì vậy để quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, mỗi ngày bạn bên nhìn vào lịch làm việc của mình và tự hỏi “Việc nào là việc chính?” . Từ đó hãy đảm bạn mình có đủ năng lượng để thực hiện việc đó với sự tập trung và xuất sắc.
5. Quản lý suy nghĩ
Kẻ thù lớn nhất của suy nghĩ sâu sắc là sự bận rộn. Khi bạn muốn trở nên xuất sắc, hãy biết cách quản lý sự bận rộn quanh mình. Nếu bạn thấy nhịp độ cuộc sống quá gấp gáp và không có phút nào để suy nghĩ trong cả ngày làm việc, hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy 3 đến 4 điều cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó tìm thời gian thích hợp để suy nghĩ về những điều đó.
Việc suy nghĩ chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, hoạc bạn có thể lưu lại những điều đó trong một tuần và dành thời gian xử lý trong ngày thứ 7, miễn sao đừng để quá lâu đến nỗi nó làm bạn nản lòng và sợ hãi.
Hãy nhớ một nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.
6. Quản lý lời nói
Các nhà lãnh đạo cấp cao thường không nghe lời bạn nói mà thường đánh giá cao hành động. Nếu họ ngừng việc đang làm lại để lắng nghe, những lời họ nghe sẽ có giá trị. Vì vậy hãy sử dụng ngôn từ hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn lời nói của mình có sức nặng, hãy để tâm nhiều hơn đến chúng Nếu bạn quản lý tư duy và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian tập trung suy nghĩ, kỹ năng quản lý lời nói của bạn sẽ tiến bộ trông thấy. Đối với cấp trên, nếu bạn có điều gì đáng nói, hãy nói ngắn gọn và súc tích. Nếu không có gì đáng nói, đôi khi việc tốt nhất nên làm là giữ yên lặng.
7. Quản lý cuộc sống riêng
Điều cuối cùng, dù bạn làm việc và quản lý bản thân rất tốt ở chỗ làm nhưng cuộc sống của bạn là một mớ bung bét, cuối cùng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Có ích gì khi leo lên đỉnh cao sự nghiệp nhưng hôn nhân lại tan vỡ, bạn trở thành người xa lạ với con cái?
“Không có thành công nào trong sự nghiệp đáng để ta phải hy sinh gia đình của mình”, John C.Maxwell cho biết. Vì vậy, John C.Maxwell định nghĩa thành công là có những người thân thiết nhất luôn yêu thương và tôn trọng mình. Ông muốn có được tình yêu và sự tôn trọng của vợ, con trước khi có sự tôn trọng của bất cứ ai làm việc với mình. Và bạn cũng thế chứ?
Yên Nhiên
Theo Trí Thức Trẻ

Một doanh nghiệp Việt “rót” 23 triệu USD mở hai nhà máy tại Cuba

 Huyền Trâm – Diễn Đàn Đầu Tư – 27 April 2015
Hai nhà máy dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2017, cung ứng sản phẩm cho thị trường Cuba và xuất khẩu sang các nước thuộc châu Mỹ.
Ông Trần Thanh Tú, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình cho biết thông tin trên tại Hội nghị nhà cung ứng với chủ đề “Hợp tác và phát triển bền vững cùng Thái Bình trong giai đoạn hội nhập mới” diễn ra chiều ngày 24/4.
Với kinh nghiệm phân phối 12 nhóm ngành hàng vào Cuba và có mặt ở 16 tỉnh thành đất nước này, công ty đã giới thiệu những cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam khi Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ với Cuba bằng hàng loạt biện pháp tháo dỡ những rào cản thương mại.
“Với những diễn biến kinh tế, chính trị đang thay đổi từng ngày tại đất nước Cuba, tôi cho rằng thời cơ để quốc đảo này chuyển mình đã đến, một vận hội mới đang mở ra đi cùng với nhiều cơ hội và thử thách”, ông Trần Thanh Tú, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Thái Bình, cho biết.
Ông Tú đã đưa ra các phương án hợp tác dành cho ba đối tượng nhà cung cấp khác nhau gồm nhà cung cấp truyền thống, nhà cung cấp tiềm năng và các đối tác quan tâm đến thị trường này.
Dịp này, công ty Thái Bình cũng chính thức giới thiệu dự án khởi công xây dựng hai nhà máy mới với tổng vốn 23 triệu USD tại Cuba, gồm nhà máy bột giặt và nhà máy tã lót – hai mặt hàng chiến lược mà người tiêu dùng Cuba rất tin dùng sản phẩm của Việt Nam.
Được biết, 2 nhà máy của Thái Bình sẽ được đặt tại Đặc khu kinh tế Mariel cách thủ đô Havana 43 km. Nhà máy bột giặt có công suất 50.000 tấn/năm với vốn đầu tư 5 triệu USD, do liên doanh giữa Thái Bình, Công ty TNHH Vico và Công ty Suchel (công ty Cuba). Sản phẩm sẽ cung cấp cho thị trường Cuba và xuất khẩu sang các nước thuộc châu Mỹ. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào quý II/2017.
Nhà máy tã lót, băng vệ sinh có vốn đầu tư 5 triệu USD, công suất 120 – 180 triệu sản phẩm/năm với chủ đầu tư là Thái Bình và CTCP Kywy, dự kiến đi vào hoạt động vào quý I/2017.
Tại hội nghị, ông Bernabe Garcia Valido, Tổng lãnh sự Cuba tại TP.HCM cho biết, các chính sách kinh tế hiện đang được áp dụng ở Cuba trong việc chấp thuận các loại hình kinh doanh theo phương thức đầu tư nước ngoài liên quan đến các dự án lợi ích quốc gia bao gồm các dòng vốn đầu tư cao chảy vào các mục tiêu phát triển quốc gia hoặc có tác động kinh tế xã hội mạnh mẽ trong nước. Các chính sách thương mại, lao động, tài chính, tín dụng, thuế… để đảm bảo mong đợi ngoại thương Cuba trong phát triển xuất khẩu, thay thế cho nhập khẩu trong thời gian ngắn nhất.
Đánh giá cao những nỗ lực khai phá và làm chủ thị trường mới cho sản phẩm Việt Nam, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch công ty GIBC cho biết: “Việc thành công của công ty Thái Bình là minh chứng cho sức mạnh của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận các cơ hội đang mở ra trong quá trình hội nhập toàn cầu.”
Tuy nhiên, ông Trai cũng cho rằng những kết quả bước đầu đạt được này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội tại Cuba và khu vực Châu Mỹ La tinh. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Cuba còn khá thấp, chỉ đạt 206 triệu USD năm 2014 và còn nhiều tiềm năng đẩy mạnh.
Thị trường Cuba hiện tương tự thị trường Việt Nam cách đây hơn 30 năm và sau khi được mở cửa họ sẽ kêu gọi đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Các công ty Việt Nam nên tranh thủ chính sách ưu ái trong quan hệ hai nước dành cho nhau

40 Năm Vươn Lên Từ Nước Mắt

 Nguồn : Vững Đại Phát
40 Năm Vươn Lên Từ Nước Mắt
Trần Nhật Phong – BBC – 29 April 2015
BBC vừa phát sóng cuốn phim tài liệu “40 Năm Vươn Lên Từ Nước Mắt” do đạo diễn Trần Nhật Phong thực hiện. Phim mô tả trung thực và khách quan hành trình và cuộc sống của người gốc Việt tại Mỹ với những thử thách, thất vọng, kiên trì trong cuộc sống hàng ngày. Cuối cùng, sau 40 năm, là những thành tựu đáng hãnh diện so với mọi sắc dân khác trong cái melting pot là America.
Anh Phong là một BCA và chúng ta hân hạnh được chia sẻ cùng anh một công trình nghệ thuật với nhiều tư liệu lịch sử.
Xem tại:
https://www.youtube.com/watch?v=kuPGLpWJQO0
Góc Nhìn Alan
’40 năm vươn lên từ nước mắt’
Trần Nhật Phong Little Saigon, California
Năm nay đánh dấu đúng 40 năm từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Nhiều đài báo đã viết bài, làm những phóng sự ngắn ở nhiều mảng khác nhau, đề cập đến tâm tình, suy nghĩ của người Việt hải ngoại về ngày lịch sử này.
Trong một chừng mừng nào đó, tôi thấy các bài viết hoặc phóng sự chưa có điều kiện đi sâu vào cuộc sống của cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng.
Do đó, cách đây vài tuần tôi đã nảy ra ý định thực hiện một phim tài liệu, theo đó tìm hiểu quá trình tạo dựng cuộc sống của họ, sự phát triển của cộng đồng qua nhiều góc cạnh văn hóa, kinh tế chính trị và xã hội.
Trong quá trình liên hệ và tìm người phỏng vấn nhằm tìm hiểu những hệ lụy từ quá khứ của người Việt, tôi đã gặp những câu chuyện khiến tôi xúc động mạnh như một người cha đi tìm con bị hải tặc cướp trên tay 30 năm trước đây trên đường vượt biển, vẫn có niềm tin rằng con gái của ông vẫn còn sống.
Ngoài những người thành đạt trong các ngành luật và tài chính hay y khoa, và “cô bé lọ lem vượt biên tị nạn năm nào” nay trở thành Thượng Nghị sĩ tiểu bang có nên kinh tế lớn nhất Hoa Kỳ, tôi muốn tìm đến những mảng kinh doanh phổ biến trong giới người Việt tại Hoa Kỳ như ngành làm móng tay.
Từ ý niệm mở một cửa tiệm làm móng tay để “mưu sinh” hơn 30 năm trước, tôi đã gặp gia đình nay thành đạt và trở thành kỹ nghệ lớn hàng gần cả trăm cửa tiệm và cả ngàn thợ.
Cuốn phim ‘ 40 năm vươn lên từ nước mắt‘ của tôi đề cập đến quá trình tạo dựng của cộng đồng người Việt nhiều hơn, từ những bãi đất trống, những bãi dâu, vườn cam hay bãi rác, sau 40 năm người Việt bỏ công xây dựng đã trở thành những đô thị phồn thịnh, buôn bán sầm uất, nếu thập niên 80, 90 người ta gọi là Tiểu Sài Gòn thì nay thì với cái nhìn của tôi phố Việt đã trở thành một Đại Sài Gòn.
Tất cả đều do người Việt tạo dựng từ hai bàn tay trắng khi họ đến Hoa kỳ 40 năm trước. Họ đã vượt lên bằng niềm khát vọng của chính họ.
Bản thân cuốn phim tuy chưa thể nói là thật đầy đủ do thời gian có hạn, nhưng tôi tin rằng đó là phần đóng góp nhỏ của cá nhân nhằm nói lên tổng thể sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ.
Tôi hy vọng qua cuốn phim này, mọi người khắp nơi trên thế giới sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, không chỉ đóng khung trong các môi trường chính trị mà bên cạnh đó là sự phát triển mãnh liệt về kinh tế, gìn giữ văn hóa và đóng góp lại cho xã hội.

Lòng ta trăm con hạc gầy

 Tháng Tư 2015
Tháng Tư thường đem lại nhiều cảm xúc trong những tâm hồn Việt. Cuộc biến động lịch sử quá lớn, sự hòa giải hòa hợp giữa hai bên gần như không có; rồi những thay đổi ngôi vị về tài chính, về cơ hội và thế đứng trên phân khúc dân sinh toàn cầu…của kẻ thắng người thua, đã khiến hố sâu cách trong cộng đồng mỗi ngày thêm xa thẳm….Bất cứ điều gì, nói hay làm, từ mỗi bên đều gây nhiều tranh cãi, thậm chí sẵn sàng xô xát nhau: dù 40 năm đã qua mà mọi người vẫn còn đang sống lại kịch bản kinh hoàng như ngày hôm qua.
Tôi cũng có nhiều điều để chia sẻ, nhưng trong cái gay gắt đau xót của vết thương còn rỉ máu, mọi phát ngôn đều gây ngộ nhận trong giận dữ. Cho nên, có lẽ mọi người nên im lặng, để Tháng Tư chóng qua và chúng ta quay lại với hoài bão đam mê của mỗi cá nhân, ít nhất là chuyện cơm áo gạo tiền cho gia đình.
Định mệnh đã an bài. Những người thao thức muốn nhìn “con thiên nga đen” xuất hiện vẫn tiếp tục nhìn lên bầu trời tối đen chờ ánh sáng. Những kẻ an phận với đời “nô lệ” vẫn ngày ngày chém gió ca hát trong các quán nhậu, cafe. Những con người tranh đấu cho lý tưởng không thỏa hiệp vẫn bỏ thì giờ tổ chức hội họp. Những quan chức lớn và nhỏ vẫn hả hê khi mọi quyền và lợi vẫn được ban phát đều đặn. Những thế hệ trẻ ở hải ngoại thì bận rộn với nhu cầu cuộc sống, nhìn về quê hương chỉ là một điểm du lịch rẻ tiền…
Thời gian sẽ trôi nhanh. Vài ba chục năm nữa, Tháng Tư của quá khứ sẽ không còn mang bất cứ một ý nghĩa gì. Lớp bụi thời gian sẽ phủ mờ mọi dấu tích; và lịch sử sẽ đi theo con đường mà phần lớn chúng ta không đoán nổi.
Vậy chúng ta nên bắt đầu nói đến tương lai chăng?
Đây là điều tôi lại càng muốn im lặng. Phần lớn chúng ta không thể (và không muốn) thay đổi hiện tại thì không có phép lạ nào để tương lai chuyển hướng. Có thể có vài ngoại lực bắt buộc ta phải thay đổi để tiếp tục nhận “cứu trợ”, nhưng khi mình không chủ động trong cuộc chơi, thì cũng giống như một nhân công, nay được giao việc này, mai việc kia, lương bổng phúc lộc có tăng theo thời giá, nhưng trong chuỗi năm tháng dài dằng dặc của ngày mai, ta vẫn chỉ có một nếp sống “hand-to-mouth” (tay làm hàm nhai?)
Quá khứ sẽ mất, tương lai sẽ mù mịt. Có lẽ thế hệ này sẽ sống với hiện tại, như triết thuyết hiện sinh của thập niên 50’s?
Hãy cứ vui chơi cuộc đời
Đừng cuồng điên mơ trăm năm sau
Còn đây em ngọt ngào
Đứng bên ngày yêu dấu (nhạc Trịnh Công Sơn)
Chút an ủi là “em” vẫn ngọt ngào và vẫn đứng đợi bên ngày yêu dấu? Hay chỉ là ảo mộng của những tư duy học trò (mà ngay cả các ông già vẫn không thoát được, như cả trăm năm nay?)
Như các phim Trung Quốc về mưu đồ thủ đoạn ở triều đình vẫn cố gắng cải trang thành huyền thoại lịch sử.
Alan Phan

Mùa mưa và ngày 30.4

 Tác Giả: 5Xu – Blog 5xu - 24 April 2015
Hôm rồi tôi rủ bạn bè: Ngày 30 tháng 4 phải đi uống bia chứ nhỉ, xét cho cùng thì không có ngày này thì hội mình không có ngồi đây.
Thực ra trong nhà, vợ tôi đã nói như vậy từ hồi mới cưới. Không có 30/4 của mấy chục năm trước thì ta không gặp được nhau thế này. Dù rằng mỗi sáng tháng Tư đi chợ Tân Định, về nhà vợ tôi vẫn bảo: ngoài chợ người ta vẫn nhắc hôm nay họ đánh đến đâu, đánh đến đâu. Ở Sài Gòn, ngoài chợ, có những người bình dân vẫn nhớ những ngày tháng tư ấy, thay vì chào nhau buổi sáng người ta nhắc lại những ngày cuối cùng của mấy mươi năm trước.
Nhóm bạn thì tếu táo: Không có ngày này, chắc tôi sẽ là một thằng con ông cháu cha nho nhỏ, đi du học Bắc Hàn. Không có ngày này chắc em đang ở Hà Nội và hô khẩu hiệu Lê Chủ Tịch muôn năm.
Không có ngày này, chắc chúng ta đang dùng ngôn ngữ mao-ít. Chủ tịch Kim Chính Ân, thay vì Kim Jong Un.
Bạn Chính Ân có mái tóc huyền thoại hóa ra hiểu biết về quyền lực và trị quốc hơn chúng ta. Với tư duy hoàn toàn ngây thơ bạn hiểu rằng một đứa trẻ con không thể nào ôm đống đồ chơi khổng lồ của mình được. Sớm muộn sẽ tuột tay và đồ chơi rơi đi hết. Cách tốt nhất là chia cho bạn bè cùng giữ. Chia cho cùng giữ chứ không phải ban phát cho các đứa bé khác trong gia tộc của mình. Nhiều đế chế lớn tan giã chỉ vì hoàng đế cắt đất phong vương cho các gia tộc lớn .
Gần đây nhất, Chính Ân đã đề xuất cách thức biến Triều Tiên thành thể chế Liên Bang. Kim Chủ Tịch không ngớ ngẩn như trong các tranh biếm họa mà ở Việt Nam chúng ta hay share trên FB để chế giễu, chủ tịch Ân có cái gì đó sâu sắc hơn nhiều.
Sinh ra ở khi đất nước đang chia cắt, lớn lên nước vẫn chia cắt, làm chủ tịch rồi vẫn cắt chia, Kim Chính Ân thừa hiểu rằng, một miền bắc lạc hậu hơn có thể xâm chiếm miền nam tân tiến hơn với thể chế cộng hòa chính danh, chứ Nam Hàn văn minh không thể chiếm được một Bắc Hàn có thể chế cộng hòa, nhiều lực lượng chính trị chia sẻ quyền lực một cách cân bằng mong manh (mà gia đình chủ tịch Kim làm miếng quyền to nhất). Cơ chế Liên Bang mà chủ tịch Kim đang nhắm tới đang là nền cộng hòa như thế. Và sẽ không có 30 tháng 4 ngược ở Triều Tiên. Cậu bé Kim sinh năm 1984 du học ở Thụy Sỹ về, hóa ra không phải là đứa con nít. Nếu phải lựa chọn lãnh đạo đất nước giữa hai: “hoặc là con ông cháu cha du học về, hoặc là một tay ở rừng ở núi ra, (chưa kể chả biết bố nó là ai hehe)”, các bạn sẽ chọn ai? Con nhà tông không giống lông thì giống tóc. Hãy nhìn vào Tập Cận Bình.
Từ ngày bạn Tập Béo lên ngôi, từ chối sống yên ả trong cái bóng của Giang chủ tịch với tuyên bố không làm “hoàng đế nhí”, không làm “vua không quyền”, ở Việt Nam hay nghe tới hội nghị Bắc Đới Hà. Nếu đọc sách về Mao Trạch Đông sẽ thấy Bắc Đới Hà là nơi các lãnh đạo Trung Quốc choảng nhau (debate) tan nát thế nào. Cực kỳ quyết liệt. Thế mới khá được. Tiếng Tàu cũng như tiếng Tây, đại từ gọi nhau toàn mày tao. Cứ thử tưởng tượng, ở Việt Nam, đang quen kiểu bác bác chú chú, anh hai anh tư, giờ BCT và TW họp mà cứ mày-tao thẳng cánh trong tranh luận việc đại sự quốc gia, thì chất lượng debate sẽ tiến bộ còn hơn Bắc Đới Hà.
Nói đến Bắc Đới Hà, nhớ đến sách sử viết về xứ Bắc Hà.
Ngày xưa, tất tần tật các phái đoàn ngoại giao nước ngoài đến Việt Nam, đều do Chúa Trịnh tiếp. Riêng đoàn ngoại giao của Trung Hoa tới Thăng Long thì vua Lê tiếp.
Ngạc nhiên chưa, lịch sử nhấp nháy những tia sáng le lói nhiều khi rất hay như thế về hiện tại.
Chế Lan Viên có một câu thơ nhấp nháy lịch sử bí hiểm vãi chưởng: “Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê”. Rất có thể, quanh Hồ Gươm, cái khu Kẻ Chợ danh tiếng ấy, nằm sát Phủ Doãn, là nơi quyền lực của Chúa bao phủ. Nơi ấy nhắc nhau không bô bô bàn những chuyện vốn chỉ khẽ xôn xao trong Hoàng Thành của vua Lê.
Người Kẻ Chợ từ cái thủa Vua Lê Chúa Trịnh ấy đã bắt đầu quen thói buôn chuyện chính trị vỉa hè. Mọi xì xào trong cung Vua, mọi biến động trong phủ Chúa, dân buôn chuyện vỉa hè hóng hết rồi bình luận hết. Ngày nay vỉa hè ấy thượng lên cả internet.
Rất may trên cyberspace không có chỗ thắp nhang.
Việc nghiêm chỉnh thắp nhang và thành kính cầu xin, bỏ qua yếu tố mê tín, quả thực là một việc có ích. Những lúc thắp hương và thành kính xin một điều gì đó, chính là lúc chúng ta tự nhận thức mình thực sự đang mong muốn cái gì, tin tưởng cái gì sẽ đến với mình nếu mình làm hết tâm huyết. Biết mình thực sự muốn gì, mong mỏi nó đến với mình, chắc chắn lúc thực hiện công việc, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy nên thắp nhang mỗi ngày, không phải chỉ là một thói quen quá ư là mê tín.
Ngày xưa vua quan cũng hay hương khói cúng trời cúng đất mong mỏi điều tốt lành đến với dân với nước. Không biết sau mấy chục năm thay việc thắp hương cho đất nước bằng việc tụng niệm Mác Lê Hồ Mao, kết quả có khấm khá hơn không. Câu trả lời có lẽ hơi bi quan một tí. Ai cũng biết thừa là niềm tin trong cái việc tụng niệm ấy gần như chả có gì.
Ngay cả bạn Tập, trong phát biểu đợt cầu đồng tồn dị vừa rồi, bạn ấy cũng không nói gì đến XHCN nữa. Tất nhiên bạn ấy cũng không nói về 30.4, một ngày kỉ niệm của Việt Nam mà người ngoài, kể cả nước Mỹ đồng minh của miền nam, cũng không bao giờ hiểu cho hết được.
Thực sự năm nào tôi cũng đợi ngày 30.4. Với tôi ngày ấy kết thúc mùa khô với những ngày nóng không thể chịu nổi kéo dài từ sau Tết Âm Lịch, để bước qua mùa mưa mát mẻ hơn nhiều.
5-Xu
Suy ngẫm (Theo Dân Luận)
Thương hại thay! Ngưới nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận động kỳ cho đến được công bình mới nghe. Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy.
Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kỹ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.
“Đã biết sống thì phải bênh vực nhau” ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến. Cho nên mới có câu: “Không ai bẻ đũa cả nắm” và “Nhiều tay làm nên bột”. Thế thì dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi lơ láo, sợ sệt, ù lỳ như ngày nay.
— Phan Chu Trinh (Đạo đức và Luân lý Đông Tây)

Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam Việt Nam

 Nguồn : Vững Đại Phát
Tác Giả: Huỳnh Kim Quang – Việt Báo – 24/04/2015
Năm nay 2015, đánh dấu 40 năm (1975-2015) ngày Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến Việt Nam dù đã kết thúc trên chiến trường bom đạn nhưng những hệ lụy đau thương của nó còn kéo dài cho đến nay!
Trong số những hệ lụy trở thành vết hằn khó xóa trên thân phận nghiệt ngã của người dân Miền Nam là chiến dịch sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 của Cộng Sản đẩy hơn một triệu trí thức, văn nghệ sĩ và quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào các trại tù khổ sai mà Cộng Sản gọi một cách mị dân là “trại học tập cải tạo.” Trong những trại tù khổ sai đó, nhiều người đã bị thủ tiêu bí mật, bị xử tử công khai, bị buộc phải làm việc cật lực trong điều kiện đói khát, đau bịnh, không thuốc men, không chăm sóc, bị đối xử bất công và tàn bạo không tình người. Nhiều người đã phải ngồi tù lâu hơn 20 năm. Sau khi được thả ra, hầu hết đều mang thân tật bệnh, suy nhược, quản thúc, theo dõi, thất nghiệp, nghèo đói, và xem như bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Trong khi đó, hàng triệu thân nhân, gồm cha mẹ, vợ con của những người tù chính trị này đã phải sống trong hoàn cảnh vô cùng đau khổ bên ngoài trại tù để tranh đấu cho sự sống còn của bản thân và gia đình trong sự bức bách của chính quyền Cộng Sản và sự kỳ thị của xã hội.
Bức tranh toàn cảnh về thân phận bi đát của những người tù chính trị Việt Nam Cộng Hòa dưới chế độ Cộng Sản sau năm 1975 tại Miền Nam đã được nhiều người Việt, gồm những nạn nhân mà cũng là chứng nhân, viết lên trong nhiều thập niên qua. Nhưng số lượng sách bằng tiếng Anh do người Mỹ viết về biến cố này thì vẫn còn quá ít ỏi. Đặc biệt là loại tài liệu nghiên cứu đến nơi đến chốn, chẳng hạn, đến gặp trực tiếp, phỏng vấn và nghe chính các nạn nhân cựu tù chính trị VNCH kể lại đầy đủ chi tiết, do người Mỹ viết bằng tiếng Anh thì lại càng hiếm hơn.
Trong số tài liệu hiếm quý đó có tác phẩm “A Gift of Barbed Wire – America’s Allies Abandoned in South Vietnam” [Tặng Vật Cuộn Dây Thép Gai: Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam Việt Nam] của tác giả Robert S. McKelvey. Sách do Nhà Xuất Bản University of Washington Press ấn hành tại Seattle của Hoa Kỳ và London của Anh Quốc lần đầu vào năm 2002. Sách in bìa cứng, dày trên 260 trang.
Tựa đề tiếng Anh của cuốn sách là dịch từ câu thơ trong bài “Tặng Vật Tỏ Tình” của nhà thơ Trần Dạ Từ sáng tác vào năm 1964 tại Việt Nam:
“Tặng cho em cuộn dây thép gai
Thứ dây leo của thời đại mới.”
(I give you a gift of barbed wire,
Some creeping vine of this new age.)
Ngoài Lời Nói Đầu, Giới Thiệu và Kết Luận, tác phẩm “A Gift of Barbed Wire” của Robert S. McKelvey gồm 2 phần chính: Phần I gồm 4 truyện nói về bản thân của những cựu tù chính trị VNCH; Phần II gồm 10 truyện nói về bản thân những cựu tù chính trị và cha mẹ, vợ con của họ.
Tác giả Robert S. Mckelvey là Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam từ năm 1969 tới 1970 trong nhiệm vụ sĩ quan Dân Vụ hoạt động tại phía tây bắc thành phố Đà Nẵng, theo ông cho biết trong Lời Nói Đầu của cuốn sách. Ông hiện là giáo sư về môn tâm phân học trẻ em và thanh thiếu niên tại Đại Học Oregon Health and Science University ở Portland. Ông là tác giả của các tác phẩm “The Dust of Life: America’s Children Abandoned in Vietnam” [Bụi Đời: Những Đứa Trẻ Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Việt Nam], và “A Gift of Barbed Wire: America’s Allies Abandoned in South Vietnam” [Tặng Vật Cuộn Dây Thép Gai: Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam Việt Nam].
Mắt Thấy Tai Nghe
Để viết cuốn sách này, tác giả Robert S. McKelvey đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Việt Nam trong thập niên 1980s tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn cũng như chính mắt chứng kiến cuộc sống vất vả khổ cực trăm bề của các cựu tù chính trị VNCH và thân nhân ngay trên mảnh đất quê hương của họ. Trong Lời Nói Đầu của tác phẩm “A Gift of Barbed Wire,” tác giả đã kể sơ về thân thế và sự nghiệp của ông cùng với mối quan hệ của ông với đất nước và người dân Việt.
“Giữa năm 1969 và 1970 tôi phục vụ tại Việt Nam trong nhiệm vụ một đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Tôi được phân công làm sĩ quan Dân Vụ, chịu trách nhiệm với “việc chiến thắng trái tim và tâm thức” của người Việt Nam trong khu vực hoạt động của chúng tôi ở phía tây bắc của thành phố Đà Nẵng thuộc miền trung Việt Nam. Công việc này đưa tôi vào việc tiếp xúc hàng ngày với thường dân Việt Nam, hầu hết là nông dân, và đã cung cấp cho tôi quan điểm khác về cuộc chiến hơn là trong trường hợp tôi ở trong trung đội bộ binh, một khẩu đội pháo binh, hay một đơn vị không quân. Trong một ý nghĩa nào đó, tôi hành xử chức năng như một binh sĩ tình nguyện Thủy Quân Lục Chiến hơn là một người lính bộ binh, làm cho tôi dễ hiểu và cảm thông với sự đau khổ của những người Việt Nam bị mắc kẹt giữa các lực lượng đánh nhau.
Sau khi rời Việt Nam vào tháng 5 năm 1970 tôi trở về nhà để bắt đầu nghề nghiệp mới của một bác sĩ. Tôi học xong trường y khoa năm 1974 và hoàn tất việc huấn luyện làm một bác sĩ tâm thần và bác sĩ nhi đồng vào năm 1979. Trong những năm bận rộn đó tôi ít suy nghĩ về các kinh nghiệm thời chiến tranh của tôi. Rồi trong thập niên 1980s nhiều cuốn sách, phim ảnh, và thảo luận nhằm khảo sát vai trò của Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam đã đánh thức sự thích thú của tôi, và làm cho tôi nhớ lại, Việt Nam. Tôi bắt đầu tìm kiếm cách trở lại Việt Nam và làm việc với người Việt Nam, lần này như là một bác sĩ tâm thần. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, tại Trung Tâm Chuyển Tiếp Tị Nạn Phi Luật Tân, và tại Hoa Kỳ, tôi nghiên cứu về đời sống của những người Mỹ Á Châu gốc Việt, từ những đứa trẻ sinh ra trong thời chiến tranh tới những người đàn ông Mỹ và phụ nữ Việt Nam.(2) Sau đó tôi nới rộng mục tiêu của mình để bao gồm những trẻ em Việt Nam tại Úc, Hoa Kỳ, và Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.”
Cũng trong Lời Nói Đầu của “A Gift of Barbed Wire,” Robert S. McKelvey kể lại về các chuyến đi Việt Nam để sưu tập tài liệu và gặp gỡ phỏng vấn các cựu tù chính trị VNCH và ấn tượng đầu tiên khi chứng kiến tình cảnh bi thương của những cựu tù chính trị.
“Vào năm 1990, thời gian đầu tiên tôi trở lại thăm Việt Nam kể từ lúc phục vụ trong quân đội ở đó, tôi đã mua 2 bức tranh sơn mài.(3) Chúng miêu tả một cách trừu tượng những người đàn bà thanh lịch với mái tóc đen dài phủ xuống chiếc áo dài có hoa màu tím và xanh lá cây, y phục Việt Nam truyền thống. Người bán hàng nói với tôi rằng họa sĩ vẽ bức tranh đó sống gần đây. Tôi quyết định đến thăm ông ấy. Sau khi đi tìm một hay hai giờ đồng hồ qua các đường phố đông đúc và dơ dáy của Thành Phố Hồ Chí Minh, cuối cùng tôi đã tìm ra căn chung cư nhỏ hai tầng vừa là chỗ ở vừa là phòng vẽ tranh của ông ấy. Vợ ông ấy mở cửa và, sau khi xác minh rằng tôi đến đó để xem và có thể mua một vài bức tranh của chồng bà, đã mời tôi vào nhà.

Bà ấy đóng vai trò như là người quản trị phòng trưng bày tranh và dẫn tôi đi xem một vòng, giải thích cách những bức tranh được vẽ và miêu tả một số chủ đề của tranh ảnh. Tôi ngưỡng mộ tác phẩm của chồng bà bao nhiêu, nhiều bức tranh mà sau đó tôi đã mua, thì tôi càng bị quyến rũ bởi cặp mắt sâu và đẹp của bà ấy bấy nhiêu. Với tôi cặp mắt ấy có vẻ được đong đầy với nỗi buồn đau vô hạn. Khi hỏi về bối cảnh hội họa của chồng bà, tôi biết được rằng ông ấy đã từng phục vụ là một sĩ quan Lục Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau chiến thắng năm 1975 của Cộng Sản, chính quyền mới đã bắt bỏ tù ông. Khi tôi hỏi tại sao, bà cho biết rằng đây đã là số phận của nhiều người từng làm việc cho chính quyền cũ. Bà cũng nói vắn tắt về cuộc đời của bà trong thời gian năm năm vắng chồng, mô tả tình cảnh nghèo khổ và bị xã hội cô lập mà bà đã phải chịu đựng và sự chiến đấu sau đó của họ để xây dựng lại cuộc sống sau khi ông được ra tù. Lắng nghe bà kể chuyện tôi bắt đầu hiểu đôi chút về nỗi buồn trong đôi mắt của bà.

Đây là kinh nghiệm đầu tiên của tôi với cựu tù chính trị Việt Nam và gia đình của họ. Tôi đã từng không biết rằng sau khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, hơn một triệu người là cựu đồng minh Nam Việt Nam của chúng ta, trong số hai mươi triệu dân, đã bị đẩy vào các trại học tập cải tạo.(4) Ở đó họ bị bắt buộc đào hào và kênh dẫn nước, trồng trọt, và xây nhà làm đường. Họ được nuôi bằng những khẩu phần chết đói – hai chén cơm, một ít muối, và một chút xíu canh cải mỗi ngày. Vào ban đêm, sau một ngày làm việc cực nhọc, họ bị lên lớp về những lỗi lầm của chính quyền cũ và người Mỹ, về các lý thuyết Mác-Lê, và về những vinh quang của chế độ Cộng Sản mới, được mô tả bởi những cai tù như là “chính quyền tốt nhất thế giới.” Họ cũng bị đòi hỏi phải thú tội về những tội ác quá khứ của họ như là một phần của quá trình học tập cải tạo để lấy cớ là sẽ “chuyển” họ thành “người mới.”(5) Điều đó đã không được tiết lộ với họ cho đến về sau mà những thú tội này tạo thành cơ bản cho những buộc tội thêm nữa để chống lại họ và ngay cả bỏ tù họ lâu hơn.
Cuối cùng được thả từ những trại học tập cải tạo sau khi đã bị bỏ tù từ một tới hơn hai mươi năm, các cựu tù nhân trở về nhà như những người đàn ông chỉ còn da bọc xương. Họ kiệt sức, bệnh tật, và chán ngán sâu sắc chính quyền mới và những ý định thực sự của nó. Có rất ít người, như nhà họa sĩ mà tôi đã gặp, tìm ra được công việc làm đúng với nghề nghiệp mà họ đã từng được đào tạo. Tuy nhiên, hầu hết đã phải sinh sống bằng bất cứ công việc gì mà họ có thể tìm ra, một thứ giai cấp thấp bị khinh khi của những người đàn ông có học thức cao và thông minh với không còn triển vọng cho một tương lai phát đạt tại Việt Nam với chính họ hay với con cháu của họ.
Tôi đã gặp một trong nhiều cựu tù chính trị kém may mắn trong thời gian chuyến thăm Việt Nam sau này. Ông ấy đã từng là một thiếu tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng vào lúc tôi gặp ông năm 1993 thì ông là một người đạp xích lô tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Công việc của ông là đạp xích lô chở những du khách Tây Phương từ các khách sạn sang trọng quanh khu vực thương mại trung tâm qua những chuyến mua sắm hay tham quan. Trong thời gian thực hiện cuốn phim Pháp Indochine (Đông Dương) ông đã là một phu xích lô cho nữ tài tử điện ảnh Catherine Deneuve. Nếu được hỏi, ông sẽ đưa ra một tờ giấy copy được ép nylon của hình bìa tạp chí Paris Match mà ông đã được chụp trong lúc chở nữ tài tử Deneuve trên chiếc xe xích lô của ông. Ông ấy cùng tuổi tôi, và mỗi ngày khi tôi quan sát cái tướng gầy gò mà phải ráng gân cốt để đẩy chiếc xe nặng chở những du khách Mỹ và Pháp to con qua các con đường đông nghẹt người của thành phố, tôi suy nghĩ về những khác biệt trong số phận của chúng ta.
Trong những năm sau khi họ được thả từ các trại học tập cải tạo hầu hết cựu tù nhân đều quyết định rời Việt Nam. Một số đã vượt biên như thuyền nhân hay đi đường bộ xuyên qua Cam Bốt và Thái Lan, trong khi những người khác thì rời khỏi nước theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP).(6) Đến được Hoa Kỳ thì họ lại đối diện thử thách, đặc biệt khó khăn với người già, về việc thích ứng với một quốc gia với các truyền thống văn hóa khác nhau quá lớn. Họ thường không nói được tiếng Anh nhiều và cũng hay bị kỳ thị chủng tộc, định kiến, và kỳ thị trong việc làm. Không như các cựu chiến binh Việt Nam của chúng ta, có ít người Mỹ biết hay quan tâm đến những câu chuyện của họ.

Chẳng có cuốn phim nào nói về cuộc đời họ. Những cuốn sách mà họ đã viết về các kinh nghiệm của họ thì không nằm trong các danh sách bán chạy nhất.(7) Không có phim Miss Saigon để giúp chúng ta hiều sự đau khổ của họ. Ngay cả tài liệu khoa học cũng chỉ viết vài trang trình bày về các vấn đề của họ.(8) Tôi tự hỏi, bằng cách nào họ và những người vợ của họ có thể chịu đựng nhiều thập niên đau khổ kéo dài và lập đi lập lại như thế? Sự đau khổ đó ảnh hưởng đến phát triển nhân cách, sức khỏe tâm thần và triển vọng cuộc sống của họ ra sao? Cái gì còn lại của hy vọng và ước mơ thời trai trẻ của họ? Đây là một số nghi vấn mà tôi tìm kiếm câu trả lời trong tác phẩm này.
Khi tôi bắt đầu tìm hiểu về những cựu tù chính trị của Việt Nam tôi đã biết trước rằng tôi sẽ gặp những người tuyệt vọng và đau khổ đang đau buồn đối với quá khứ và phẫn uất vì tất cả những gì họ đã mất mát. Sau nhiều giờ gặp họ, lắng nghe những trải nghiệm của họ, và rồi suy ngẫm và viết về họ tôi đã, với sự ngạc nhiên của mình, phát giác điều gì đó khác hẳn. Trong khi một vài người trong số mà tôi biết là đau khổ, không có vẻ gì tuyệt vọng, và hầu hết tất cả đều cho thấy khả năng hồi phục rất lớn trên gương mặt của những người dường như bị chấn thương nặng nề.” (Robert S. McKelvey, A Gift of Barbed Wire, University of Washington Press, Seattle and London, 2002, Lời Nói Đầu, trang XI, XII, XIII, XIV)
Đó chỉ là sơ lược về tình cảnh sống của vài cựu tù chính trị VNCH trong số rất nhiều người mà tác giả Robert S. McKelvey đã gặp trong những chuyến đi Việt Nam để chuẩn bị cho cuốn sách này. Phần nội dung dày hơn 260 trang sau đó của cuốn sách mới là những câu chuyện về người thật và việc thật của các cựu tù chính trị VNCH từ lúc gia nhập Quân Lực VNCH chiến đấu bên cạnh đồng minh Mỹ để bảo vệ tự do, dân chủ, cho đến khi Miền Nam sụp đổ, rồi vào tù Cộng Sản sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ra tù, sống lây lất khổ sở, sau cùng đi Mỹ và đối diện những va chạm khắc nghiệt của cuộc sống mới.
Robert S. McKelvey nêu ra 7 trường hợp tiêu biểu cho hàng trăm ngàn cựu tù chính trị VNCH để kể chuyện về họ và thân nhân của họ trong tác phẩm “A Gift of Barbed Wire” gồm, cuộc đời của một bác sĩ, một kỹ sư, một thợ hớt tóc, một gián điệp, một phi công, một thầy giáo, và một chính trị gia. Vì tôn trọng một vài trường hợp mà trong đó người được McKelvey phỏng vấn không muốn nêu danh tánh thực và cũng để giữ sự an toàn cho những người còn lại trong nước, đặc biệt tình hình an ninh khắc nghiệt của người dân tại Việt Nam vào thập niên 1980s, tác giả đã chọn cách không nêu danh tánh thật của tất cả cựu tù chính trị VNCH được kể trong sách này.
Ngày 30 Tháng 4 và Lời Hứa Cuội Của Cộng Sản
Người dân miền Nam, đặc biệt những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những người còn ở lại Việt Nam và chứng kiến sự kiện miền Nam bị Cộng Sản chiếm, có cảm nghĩ như thế nào trong ngày 30 tháng 4 năm 1975? McKelvey thuật lại lời kể của một cựu phi công Không Quân VNCH tên là Trà kể rằng, “Đó là một ngày kinh hoàng. Chúng tôi mất mọi thứ. Chúng tôi không biết phải làm gì. Một số đơn vị đã chiến đấu đến cùng; những đơn vị khác không tuân lệnh tổng thống Nam Việt Nam [Dương Văn Minh để đầu hàng]. Tôi không biết hàng xóm của tôi là Cộng Sản hay không và không biết họ sẽ làm gì, vì vậy tôi quyết định ở lại với một người bạn ít ngày trước khi về nhà chỉ để thấy điều gì đã xảy ra. Tôi nói với vợ tôi là nơi nào tôi nên ở để vợ tôi không lo ngại. Đêm 30 rất là yên lặng — thật đáng sợ.” Đêm trước thì có nhiều hỏa tiễn và tiếng nổ, nhưng cái đêm đó thì không có hỏa tiễn. Im lặng đáng sợ bởi vì chúng tôi không biết cái gì xảy ra. Sau hai ngày vợ tôi khuyến khích tôi về nhà. Không có gì xảy ra. Tôi không biết làm gì. Tôi không hiểu phải giúp gia đình tôi bằng cách nào.” (Sách đã dẫn, trang 112)
Bi kịch làm thay đổi cả cuộc đời của các quân cán chính VNCH trong các trại tù lao động khổ sai kéo dài hàng chục năm bắt đầu với lời hứa gian dối của chế độ Cộng Sản về thời gian đi học tập cải tạo từ 3 ngày đến 30 ngày. McKelvey thuật lại lời kể của cựu phi công VNCH Thọ như sau:
“Có thông báo [trên đài phát thanh và những cái loa chát chúa] rằng tất cả quân nhân của chế độ cũ đểu phải đi học tập cải tạo. Bạn đựợc cho biết đến văn phòng chính quyền hay trường học và viết lý lịch của bạn, một loại sơ yếu lý lịch. Rồi bạn về nhà và chờ. Sau một tháng có thông báo khác bảo bạn trình diện đi học tập cải tạo. Các sĩ quan, hạ sĩ quan, và những cấp bậc thấp hơn thì được cho biết việc học tập cải tạo của họ sẽ kéo dài 3 ngày và họ có thể về nhà mỗi đêm. Các sĩ quan cấp bậc cao hơn, cấp tá tới tướng, và viên chức chính quyền cao hơn được cho biết việc học tập cải tạo của họ kéo dài lâu hơn và họ phải trình diện tại trường trung học hay đại học gần đó với đầy đủ lương thực và quần áo cho 30 ngày.” (Sđd., trang 112, 113.)
Nhưng rồi hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH đã phải ngồi tù lao động khổ sai tới cả chục năm, có người ở tù tới 21 năm, như trường hợp nhà tình báo Sang đã bị bắt ở tù học tập cải tạo từ tháng 3 năm 1975 cho đến năm 1996 mới được thả (Sđd., trang 71).
Những Năm Tháng Trong Tù
Ở tù là một khổ nạn, nhưng ngồi tù Cộng Sản thì lại càng là cực hình khốn khổ không thể tả! Những năm sau 1975 cho đến giữa thập niên 1980s, Việt Nam là một đất nước nghèo đói, lạc hậu và khép kín với thế giới bên ngoài. Vì vậy, chế độ Cộng Sản đã cai trị dân bằng luật rừng, đặc biệt là chế độ đối với các tù chính trị. Các cựu tù chính trị VNCH phải tự xây cất nhà tù để giam cầm chính họ, tự canh tác hoa màu đủ thứ và sung túc nhưng lại bị buộc sống chết đói, và gánh chịu bao nhiêu tàn ác, dã man của chế độ tù Cộng Sản.
Nói về việc ăn uống trong tù McKelvey thuật lời kể của cựu phi công VNCH Thọ như sau: “Trong thời gian năm đầu tại miền Nam chúng tôi ăn cơm độn bo bo. Đó không phải là bo bo bình thường, mà chỉ là loại thô cũ. Chúng tôi cố nấu cho mềm, nhưng nó không ngon chút nào. Qua năm thứ hai tại miền Bắc chúng tôi ăn cơm độn với bắp. Năm thứ ba chúng tôi có sắn khô và đôi khi ăn cơm vào những lễ lớn như Tết. Năm 1978 và 1979 là tệ nhất. Thiếu thực phẩm trên cả nước và nhiều người chết. Vì thiếu thực phẩm họ bắt đầu để gia đình đến thăm nuôi chúng tôi tại các trại tù để họ có thể bổ sung khẩu phần ăn của chúng tôi. Các thân nhân đã mang cho tù gạo, lương khô, và thuốc men.” (Sđd., trang 117)
Ở trong tù, các cựu tù chính trị VNCH không những làm việc cực nhọc, ăn uống thiếu thốn khổ sở mà còn bị đánh đập, hành hạ, và thậm chí giết chết. McKelvey ghi lại lời của cựu phi công Thọ như sau: “Họ nhốt tù trong “chuồng cọp” [một hộp thiết nhỏ giống như cái thùng chở hàng hóa], để nó ra giữa trời dưới ánh nắng mặt trời, và chỉ cho tù một chút thức ăn – 2 ca nước và một tô sắn 2 lần một ngày. Hay họ còng tù vào tường ở cổ tay và mắt cá. Thật là không thoải mái chút nào!” (Sđd., trang 116)
Cựu phi công Thọ còn chứng kiến 2 lần Cộng Sản giết tù chính trị VNCH. McKelvey thuật lại lời Thọ như sau: “Hai lần. Lần thứ nhất là lúc ở trong Nam tại Biên Hòa. Một ông cố trốn trại ban đêm nhưng bị bắt. Ngày hôm sau họ đã xử tội ông. Họ buộc chúng tôi phải nghe phiên xử qua tiếng loa bự. Một giờ sau chấm dứt họ bắn chết ông ấy. Lần thứ hai lúc đã ra Bắc. Ba hay bốn người trốn trại. Sau vài ngày họ bị bắt lại và bị mang trở về trại. Họ đánh một trong những người đó tới chết. Những người khác thì bị đưa đi trại khác.” (Sđd., trang 116)
McKelvey thuật lại lời của cựu tù chính trị là nhà chính trị VNCH tên Hung (tác giả không đánh dấu) kể rằng, “Tôi hỏi có người nào chết trong tù không. “Nhiều! Đói khát và làm việc nặng nhọc làm cho nhiều người bị bệnh. Rất dễ chết. Không phải là tình trạng tinh thần hay cá tính của người tù. Chỉ là không có đủ để ăn và không có thuốc men.” (Sđd., trang 187)
Cựu tù chính trị VNCH là nhà chính trị Hung còn kể chuyện Cộng Sản cực kỳ hung ác hơn nữa với tù chính trị VNCH. Mckelvey thuật lại lời kể của Hung rằng, “Lúc đó chúng tôi ở trại không xa biên giới Cam Bốt. Đó là thời gian Chiến Tranh Việt-Miên. Việt Cộng đặt mìn Claymore [mìn chống cá nhân] chung quanh trại tù. Chúng tôi nghĩ là họ bảo vệ chúng tôi, nhưng họ nhắm mục tiêu mìn Claymore vào chúng tôi! Họ cho biết rằng nếu Cam Bốt tấn công, họ sẽ giết chúng tôi trước bởi vì chúng tôi cũng là kẻ thù của họ.” (Sđd., trang 208, 209)
Sự bức bách và tàn ác của chế độ tù Cộng Sản đã khiến cho người tù chính trị VNCH có lúc không thể im lặng chịu đựng và đứng lên chống lại. McKelvey thuật lại lời kể của một cựu tình báo VNCH là cựu tù chính trị tên Sang về tình trạng nghiêm trọng tại trại tù Hàm Tân vào những năm từ 1976 đến 1980, như sau: “Một ngày kia chúng tôi đi ra ngoài lao động trong một nhóm 40 người tù với một cai tù và 2 người lính. 12 người chúng tôi khống chế cai tù và lấy vũ khí của họ. Chúng tôi có 2 khẩu súng M-16 và một khẩu K-54. Chúng tôi vào rừng đế đến mật khu của những nhóm chống chính quyền đã xây dựng căn cứ cho chúng tôi. Cộng Sản phái 2 trung đoàn lính tới và công an tủa ra 2 tỉnh, Thuận Hải và Đồng Nai, để tìm chúng tôi. Sau 6 ngày tôi bị bắt đầu tiên. 4 ngày sau 9 người khác bị bắt và 2 người bị bắn chết.” (Sđd., trang 85)
Hoàn Cảnh Vợ Con Người Tù Chính Trị VNCH
Các quân cán chính VNCH bị Cộng Sản bắt đi tù học tập cải tạo tất nhiên là chịu rất nhiều thống khổ và đau thương trong những nhà tù nhỏ, nhưng vợ con và thân nhân của họ ở bên ngoài cũng không khác gì một nhà tù lớn với vô vàn gian nan, khổ cực và tủi nhục. Họ vừa phải gánh vác trách nhiệm thế cha và làm mẹ nuôi dạy con cái và buôn bán tảo tần, vừa phải đối mặt với những áp bức của chế độ Cộng Sản và sự kỳ thị của xã hội.
Tác giả Robert S. Mckelvey đã trực tiếp phỏng vấn và ghi lại nhiều trường hợp rất thương tâm của những người vợ con của cựu tù chính trị VNCH. McKelvey thuật lại lời của người vợ của một chính trị gia tên Hung là bà Tho (tác giả cũng không bỏ dấu) kể tình cảnh gia đình sau khi chồng bị bắt đi học tập cải tạo như sau:
“Sau khi ông nhà tôi đi tù tôi phải chăm sóc 7 đứa con của chúng tôi và tiệm chụp hình. Cửa tiệm làm ăn không khá. Chồng tôi là người chính yếu gánh vác việc ấy trước đây, và sau khi ông ấy đi không ai trong chúng tôi biết làm sao để tiếp tục điều hành. Người ta cũng sợ không dám ủng hộ cửa tiệm bởi vì chồng tôi là người đi tù học tập cải tạo. Ngay cả những thân nhân của chúng tôi và người bạn thân nhất của chồng tôi cũng tránh xa. Nó giống như là chúng tôi mắc bịnh nguy hiểm, một thứ bệnh lây nhiễm, và người ta sợ chúng có thể lây lan họ. Họ không muốn dính dáng tới và vướng vào phiền phức với chính quyền.” (Sđd., trang 196)
Những người vợ con cựu tù chính trị VNCH còn phải bị bắt học tập cải tạo tại địa phương. Bà Tho kể với McKelvey rằng, “Mỗi tháng tất cả những bà vợ của những người đàn ông bị tù học tập cải tạo bị đòi hỏi phải đến họp. Mục đích là để cải tạo chúng tôi tại nhà. Họ bảo chúng tôi không được buôn bán và tận dụng lợi thế của người dân. Thực tế họ muốn chúng tôi ở nhà và làm ruộng.” (Sđd., trang 197)
Những người vợ cựu tù chính trị VNCH khóc hết nước mắt hàng đêm vì hoàn cảnh bế tắc và vì Cộng Sản áp bức người quá đáng. Bà Tho kể với McKelvey rằng, “Mỗi đêm tôi đợi mấy đứa con đi ngủ và không thể nghe được, thì tôi khóc bởi vì chúng tôi không có đủ tiền cho tôi đi thăm nuôi chồng tôi. Một ngày sau khi chồng tôi đi tù những người từ chính quyền đến và liệt kê mọi thứ chúng tôi có. Họ lấy một số đồ đạc như máy truyền hình và quần áo của thằng con trai đi lính của chúng tôi. Họ nói rằng đó là “tài sản của nhân dân.” Khi chồng tôi là người chủ gia đình đi rồi, tôi đã bán những gì chúng tôi có để nuôi gia đình. Tôi bán nồi và chảo trước nhà. Ngay cả vậy mà cũng không có gì nhiều để ăn. Thịt và cá thì hiếm khi có. Chúng tôi trộn cà chua với cơm chỉ để làm đầy bao tử.” (Sđd., trang 197)
Điều cực kỳ bất công mà Cộng Sản đã làm với những gia đình cựu tù chính trị VNCH là không cho con cái họ đi học. McKelvey thuật lại lời bà Tho kể rằng, “Thực tế con cái không được phép đi học bởi vì địa vị của cha chúng nó trong chính quyền cũ. Chẳng hạn, con gái của tôi học rất giỏi ở trung học. Sau khi tốt nghiệp cháu muốn vào đại học. Ở đó có danh sách ưu tiên để quyết định ai được nhận. Nếu gia đình bạn là Cộng Sản, bạn đứng đầu danh sách. Nếu họ làm việc cho chính quyền cũ, thì bạn đứng đội sổ. Bởi vì cha và anh của cháu đều đi tù học tập cải tạo, nên cháu đã không được nhận.” (Sđd., trang 198)
Ra Tù, Về Nhà, Đi Vượt Biên
Ra khỏi những nhà tù nhỏ là các trại tù học tập cải tạo, các cựu tù chính trị VNCH tường có thể bước qua được khúc quanh nghiệt ngã này để bắt đầu làm lại cuộc đời. Nhưng, không, họ chỉ mới bước chân vào cái nhà tù lớn của xã hội Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản với vô số khổ sở và trớ trêu khác đang chờ chực.
Đúng vậy, như lời kể của một cựu kỹ sư và thầy giáo thời VNCH đi tù học tập cải tạo về mà McKelvey thuật lại như sau: “Ngày đầu về nhà tôi lo sợ về an ninh. Tôi phải đem giấy chứng nhận ra tù học tập cải tạo đến văn phòng an ninh phường, văn phòng hành chánh phường, và ty an ninh tỉnh để ký xác nhận. Trong tháng đầu sau khi tôi về nhà tôi cũng phải có mặt ở những buổi họp trong xóm mỗi đêm. Chúng giống y chang những buổi họp trong trại tù. Tôi phải đứng dậy và thú tội trước 15, 20 người láng giềng của tôi đang có mặt trong buổi họp. Mỗi lần như thế tôi đều phải bắt đầu bằng câu, “Tôi biết ơn Cộng Sản.” Sau một tháng như vậy tôi mới nhận được giấy nói rằng tôi đã trở lại làm công dân Việt Nam. Rất là quan trọng để tờ giấy đó được ký chứng nhận bởi công an địa phương. Nếu bạn phạm trọng tội, thì họ sẽ lấy lại [giấy tờ và quyền công dân của bạn].” (Sđd., trang 47)
Một cựu tù chính trị VNCH khác là cựu đại tá và chỉ huy Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn tên Bích kể cho McKelvey nghe ngày từ trại tù trở về nhà như sau: “Hơi là lạ. Ban đầu, mấy đứa con không nhận ra tôi bởi vì tôi rất ốm. Tôi đi lại khó khăn bởi vì vấn đề dinh dưỡng. Tôi rất yếu. Tất cả trừ đứa con trai út của tôi đều đã đi thăm nuôi tôi ở ngoài Bắc với vợ tôi. Trải qua 2 năm đầu chúng tôi không được phép nhận thư từ gia đình, và qua 3 năm đầu chúng tôi không được thăm nuôi. Sau đó họ có thể thăm nuôi mỗi 6 tháng, nhưng vợ tôi không có tiền để đi thăm nuôi tôi đều như thế. Bà chỉ đi thăm tôi mỗi năm 1 lần hay 2 năm một lần.” (Sđd., trang 65)
Còn cựu tù chính trị VNCH là nhà tình báo Sang thì kể như sau, theo McKelvey, “Khi tôi trở về nhà một số người sợ tôi và không muốn liên hệ với tôi. Những người khác thì thông cảm, nhưng tôi không muốn họ gặp rắc rối vì tôi gần gũi với họ, do đó tôi sống rất cô độc. Sauk hi trở về nhà nhiều cựu tù chính trị sống cô độc. Nhiều bà vợ bỏ họ trong lúc họ còn trong tù. Nhiều người khác về nhà bị rồi loạn thần kinh mà một thời gian ngắn sau đó họ đã ly dị. Hầu hết họ đều không có việc làm. Những nào người ở tù nhiều năm có con lớn lên và khó hiểu biết chúng. Những đức con độc lập, và không có sự gần gũi giữa chúng và người cha đi tù. Khi những cựu tù ly di với các bà vợ thì những đứa con cảm thấy vô vọng.” (Sđd., trang 95)
Giáp mặt với cuộc sống khó khăn mọi mặt ở nhà như thế, nhiều cựu tù chính trị VNCH đã tìm đường vượt biên.
Nhà tình báo Sang kể tiếp cho McKelvey nghe, “Hầu hết mọi người tù trong các trại tù cải tạo đều hy vọng trở thành những người tị nạn tại một quốc gia khác.” (Sđd., trang 95)
Cựu tù chính trị VNCH nguyên là phi công tên Tra (tác giả không bỏ dấu) kể về chuyện vượt biên của ông cho McKelvey nghe rằng, “Tôi cố vượt biên bằng thuyền nhiều lần, nhưng đều bị gạt, họ bỏ tôi ở lại. Lần cuối cùng tôi cố vượt biên với mấy người bạn và tôi mua thuyền. Kế hoạch là chúng tôi phải neo thuyền ngoài khơi. Chúng tôi đi ra thuyền đó bằng ghe nhỏ. Nhưng người lái ghe nhỏ của tôi đã bị lạc, và tôi không bao giờ thực hiện được việc đó. 2 người bạn khác của tôi thì đã thành công lái tàu tới Mã Lai Á.” (Sđd., trang 120)
Qua Mỹ Và Những Khó Khăn Của Cuộc Sống Mới
Ra khỏi Việt Nam đối với các cựu tù chính trị VNCH là một nhu cầu để được sống tự dọ và hạnh phúc, nhất là qua Mỹ. Nhưng trước khi tới Mỹ, không một cựu tù chính trị VNCH nào hình dung ra được những hoàn cảnh thế nào mà họ sẽ phải đối diện mỗi ngày. Vì thế, qua Mỹ là một trong những bước ngoặc lớn trong cuộc đời của một cựu tù chính trị VNCH.
Chúng ta hãy nghe lại lời kể của cựu phi công Tra về những khó khăn nào mà ông gặp phải khi qua Mỹ, “Chúng tôi có nhiều khó khan. Đôi khi tôi nghĩ chúng tôi không tạo nên nó. Sau khi chúng tôi gặp lại nhau vài năm thì bà [vợ] nói với tôi, “Anh biết đó, chúng ta vẫn còn đang thích nghi. Vẫn còn khoảng cách giữa chúng ta.l” Tại Việt Nam, là người chồng, tôi chăm sóc mọi thứ. Ở đây tôi không có gì, không việc làm và không tiền bạc. Bà ấy cho tôi mọi thứ. Tôi cảm thấy bị coi thường. Bà ấy nói rằng, “Hãy ở nhà và nghỉ ngơi.” Tôi nói, “Không, tôi muốn đi làm ngay nếu được.” Vì thế bà đi và bảo với người quản trị của hãng xưởng nơi bà ấy làm việc. Ông ấy cho tôi một việc làm lắp ráp điện tử vào năm 1991, và từ đó tôi làm việc ở đó tới nay.” (Sđd., trang 121)
Trường hợp của bà Oanh là vợ của cựu phi công Tra là một điển hình của những người vợ cựu tù chính trị VNCH đã đến Mỹ trước và phải đấu tranh sinh tồn rất khổ cực để vừa nuôi con vừa nuôi chồng trong một đất nước hoàn toàn xa lại. Bà Oanh kể với McKelvey như sau:
“Tôi không biết mặt mũi của tôi ra sao trong thời gian đó. Tôi rất bận rộn đến nỗi không có thì giờ để soi gương. Điều duy nhất mà tôi nghĩ về là kiếm tiền. Tôi có việc làm trong khâu dây chuyền lắp ráp. Tôi chỉ kiếm được 3.25 đô la một giờ, và vì vậy tôi tới sở xã hội để xin giúp đỡ. Người phụ nữ ở đó cũng là một người Việt. Bà ấy rất khinh khỉnh. Bà nói rằng, “Bạn kiếm được 3.25 đô la một giờ, vậy mà bạn vẫn còn đi xin giúp đỡ hà? Tiền nhà của cô chắc là quá cao. Tại sao bạn không dời tới [một chương trình trợ cấp nhà ở rõ rang mà nơi đó có nhiều người tị nạn Việt Nam mới tới ở]? Tôi rất giận. Tôi không biết phải nói gì. Tôi chỉ khóc và bỏ đi.” (Sđd., trang 127)
Còn một khó khăn khác mà nhiều cựu tù chính trị VNCH khi qua Mỹ gặp phải đó là sự cách biệt giữa cha mẹ và con cái lớn lên bên này đã trở thành xung đột khó giải kết trong gia đình. Tác giả Robert S. McKelvey nêu ra trường hợp con cái trong gia đình của cựu phi công là cựu tù chính trị VNCH qua lời kể của người con gái tên Phuong (tác giả không đánh dầu), như sau:
“Tôi nhớ căng thẳng giữa ba tôi và người em gái của tôi. Lúc đó em gái út của tôi và tôi ở nhà và 2 đứa em gái khác ở đại học. Tôi không nhớ căng thẳng nhiều tới mức nào giữa ba tôi và tôi, nhưng ba tôi bị bực mình với em gái út của tôi bởi vì nó quá bướng bỉnh. Họ không hạp nhau. Ba tôi thì rất truyền thống và đối xử với con cái theo cách ở Việt Nam. Em gái út tôi là con gái Mỹ. Nó nói những gì nó suy nghĩ và hành động độc lập. Ông còn nhớ sự kiện ba mẹ tôi kể cho ông nghe về việc em gái tôi lái xe lui ra quá nhanh? Ba tôi nói rằng, “Tôi rất giận đứa con gái đó.” Tại Việt Nam bạn không thể hành động như vậy, ngay dù bạn đang giận dữ. Bây giờ em gái tôi cho rằng, “Ba không thích em – Em là đồ rác.” (Sđd., trang 139)
Kết Luận
Ông Quyet (tác giả không đánh dấu) là một học giả có bằng thạc sĩ tại Hoa Kỳ và dạy tiếng Anh tại Học Viện Quân Sự Quốc Gia Việt Nam (VNCH) trước năm 1975. Sau năm 1975 Quyet đi tù học tập cải tạo. Quyet đã trình bày bằng văn bản ba điều với McKelvey về quan điểm của ông đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam. Trong đó ông chỉ trích chính sách tàn ác của Cộng Sản đối với dân quân miền Nam và cho rằng chính quyền CSVN còn nợ người dân miền Nam lời xin lỗi.
Điều thứ ba của văn bản của Quyet viết rằng, “Thứ ba, các anh [Cộng Sản] lớn tiếng kêu gọi mọi người “tha thứ và quên đi.” Hãy để tôi nói rõ rằng chúng tôi đã không, và đang không, mắc nợ các anh bất cứ điều gì [đối với những gì chúng tôi đã làm]. Hầu hết chúng tôi chiến đấu dũng cảm đơn giản là để tự bảo vệ. Không có gì sai với điều đó cả. Khi chiến tranh chấm dứt quá khứ nên để lại sau. Chúng tôi có thể đã là bạn bè của các anh và cùng nhau làm việc với các anh để xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, nhưng các anh đã chọn ôm giữ ác cảm chống lại chúng tôi và đối xử với chúng tôi tồi tệ hơn với thú vật. Các anh mới chính là người nợ chúng tôi một lời xin lỗi [cho điều đó] và đặc biệt đối với việc [các anh] làm ô nhiễm nơi an nghỉ thiêng liêng của những chiến sĩ đã nằm xuống của chúng tôi.” (Sđd., trang 168)
Trong phần kết luận cuốn sách, tác giả Robert S. McKelvey rút ra 5 nhận định từ những kinh nghiệm và bài học của chiến tranh Việt Nam, của các cựu tù chính trị VNCH mà người Mỹ và chính quyền Mỹ cần đặc biệt quan tâm.
Một, nạn nhân của chiến tranh là những con người nhạy cảm, tế nhị và dễ bị tổn thương nên, người Mỹ cần đối xử công bằng với các đồng minh của mình. Hai, sự đau khổ của các nạn nhân chiến tranh không chấm dứt sau khi ký hiệp định hòa bình và rút quân [Mỹ] về nước. Do vậy, việc điều trị vết thương chiến tranh cần thời gian dài sau đó. Ba, Hoa Kỳ cần cẩn thận cách can thiệp trên thế giới, mà cụ thể là cần lắng nghe nguyện vọng của các đồng minh. Bốn, Hoa Kỳ cần có trách nhiệm với các đồng minh hay quốc gia mà mình can thiệp bằng chiến tranh. Và năm, người Mỹ cần nhận thức rõ là họ chiến tranh vì cái gì. Nên nhớ, chuyện mở cuộc chiến tranh không giống như chuyện trong phim, vì nó sẽ để lại nhiều đau khổ cho vô số người trong nhiều thập niên sau đó.
Dù cuốn “A Gift of Barbed Wire” đã được xuất bản cách nay 13 năm, nhưng những điều mà tác phẩm này nói đến vẫn còn là các bài học giá trị mà các chính quyền tại Việt Nam và Hoa Kỳ cần phải học lại kỹ lưỡng để tránh gây đau thương cho cả một dân tộc. Đối với người Việt trong và ngoài nước, tác phẩm này chắc chắn là một kho tàng ký ức sâu đậm của một thời lịch sử không thể quên. Khi có dịp gợi lại thì thấy rằng nó vẫn còn nguyên ở đó.
Xin cám ơn tác giả Robert S. McKelvey.
Chú thích:
(2) R. S. McKelvey, The Dust of Life: America’s Children Abandoned in Vietnam [Bụi Đời: Những Đứa Trẻ Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Việt Nam] (University of Washington Press, Seattle, 1999).
(3) Tranh sơn mài là hình thức hội họa truyền thống Việt Nam được đưa tới Việt Nam từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 15. Sơn mài màu cứng được dung cho gỗ mềm, được đánh bóng cho thật là láng như đồ sứ, và rồi được trang trí hay sơn với những sơn mài màu sắc khác nhau (P. Huard và M. Durand, Viet Nam: Civilization and Culture [Việt Nam: Văn Minh và Văn Hóa], tái bản lần thứ 2 [École Francaise d’Extréme Orient, Hà Nội, 1994], trang 204-7).
(4) N. L. Jamieson, Understanding Vietnam [Hiểu Việt Nam] (University of California Press, Berkeley và Los Angeles, 1993), trang 363.
(5) Sách đã dẫn trên, trang 364.
(6) Chương Trình ODP là sự thỏa thuận song phương đạt được và tháng 7 năm 1979 giữa chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam cho phép sự nhập cư của người Việt vào Hoa Kỳ hợp pháp và an toàn.
(7) Chẳng hạn, xin xem, T. T. Vu, Lost Years: My 1,632 Days in Vietnamese Reeducation Camps [Những Năm Mất Mát: 1,632 Ngày Của Tôi Trong Các Trại Học Tập Cải Tạo Của Việt Nam] (Institute of East Asian Studies, University of California, Berkeley, 1988); T. V. Doan và D. Chanoff, The Vietnamese Gulag [Trại Tù Chính Trị Việt Nam] (Simon and Schuster, New York, 1986).
(8) Thí Dụ, xin xem, M. C. Smith-Fawzi, E. Murphy, T. Pham, L. Lin, C. Poole, và R. F. Mollice, “The Validity of Screening for Post-Traumatic Stress Disorder and Major Depression among Vietnamese Former Political Prisioners” [Giá Trị Của Việc Kiểm Tra Đối Với Chứng Bất An Và Trầm Cảm Nặng Do Căng Thẳng Bởi Hậu Chấn Thương Trong Số Những Cựu Tù Chính Trị Việt Nam], Acta Psychiatrica Scandinavica (1997: 96): trang 87-93; R. F. Mollica, K. McInnes, T. Pham, M. C. Smith-Fawzi, E. Murphy, và L. Lin, “The Dose-Effect Relationships between Torture and Psychiatric Symptons in Vietnamese Ex-Political Detainees and a Comparison Group” [Các Mối Quan Hệ Hiệu Quả Liều Lượng Giữa Tra Tấn và Các Triệu Chứng Tâm Thần Trong Các Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam và Một Nhóm So Sánh], Journal of Nervous and Mental Disorder (1998: 186): trang 543-53.

Loat Bài Về Saigon SAU 1975

 Bài 7: Nhân đọc từ “giải phóng”, nhớ chuyện xưa
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn – 25 April 2015
Đó là chuyện gần 40 năm về trước, khi “phe thắng cuộc” mới vào tiếp nhận và quản lí miền Nam. Có rất nhiều chuyện cười ra nước mắt thời đó, và những chuyện đó tự nó chất vấn hai chữ “giải phóng”, và đặt câu hỏi chính đáng “ai giải phóng ai”. Câu chuyện của tôi liên quan đến một anh bạn bên phía “thắng cuộc”.
Anh tên là Tr., người Bắc Ninh, chỉ mới học xong lớp 8 là đi bộ đội, nhưng anh rất trọng người có học. Sau 1975 anh không về Bắc, trở về đời sống dân sự, và được tuyển vào làm nghề lái xe cho cơ quan. Bọn thanh niên miền Nam chúng tôi quen anh trong vai trò đó. Cá nhân tôi rất mến anh, vì anh rất thành thật, có cái tính ngang tàng của dân Nam kì, khác hẳn mấy người miền Bắc thời đó. Anh không nói dóc hay nổ về miền Bắc. Vài năm trước, bẵng đi mấy mươi năm tôi gặp lại anh, ui chao hai người mừng quá. Sau mấy chục năm định cư trong Nam, anh không còn Bắc kì chút nào (nếu còn thì chỉ cái giọng thôi), chứ từ cách giao thiệp đến ăn nhậu, anh là dân Nam kì thứ thiệt. Ngày nay, anh là một doanh nhân loại nhỏ, đã thành ông nội, và quan trọng là có con đi học bên Singapore.
Anh trở nên “phản động” rất nhanh. Chỉ độ 2 năm sau ngày “giải phóng” là anh đã định bỏ đảng. Cứ mỗi lần rượu vào hay trên bàn cà phê, anh tâm sự là anh bị lừa. Anh nói lúc đi bộ đội, vì bị tuyên truyền, anh cứ tưởng người dân trong Nam nghèo lắm. Anh nghĩ họ bị bọn Mĩ Nguỵ bóc lột nghèo đến nỗi không có chén để ăn cơm, mà phải dùng đến gáo dừa làm chén. Anh phải tòng quân để cứu giúp đồng bào ruột thịt mình. Nhưng đến khi vào tiếp quản thì anh mới sáng ra là mình bị lừa gạt. Dân miền Nam giàu hơn nhiều và sống đầy đủ hơn nhiều so với dân miền Bắc. Anh chẳng thấy ai ăn cơm bằng gáo dừa cả. Chỉ thấy xe Honda và xe hơi chạy đầy đường ở trong Nam là anh đã biết mình bị gạt.
Một hôm, tôi rủ anh về thăm nhà tôi dưới quê. Hai anh em đi xe đò về tới CK, rồi từ đó đi bộ về nhà (độ 5 km). Khi mới ghé qua nhà, từ cái chợ làng, con sông đến đồng ruộng vàng ươm bao la, anh đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác. Anh hỏi tôi: Này! Nguyên khu đất này là đất của bố mày à? Tôi thản nhiên nói: Ừ, ba tôi lập nghiệp ở đây lâu rồi. Đây là đất vườn để ở, còn đất làm ruộng phải đi 10 cây số nữa. Tôi dẫn anh ra sau vườn, anh thấy nào là xoài, ổi, mận, chuối, dừa, v.v. quá nhiều và mắt cứ mở ra ngạc nhiên.
Anh cứ suýt xoa nói đất và nhà rộng quá, mà nhà thì chỉ có ba má tôi và 3 đứa em gái. Tôi nói không rộng đâu, bên dượng tôi còn rộng hơn nữa. Nói là làm, tôi rủ anh chèo xuồng qua thăm dượng Út tôi. Dượng tôi người Quảng Ngãi thoạt đầu thấy dân Bắc kì nên có vẻ không hạp mấy, nhưng thấy anh Tr ăn nói rất Nam kì nên dượng khoái liền. Dượng Út tôi nói: thằng này coi bộ được à. Dượng Út hét mấy đứa em bắt hai con gà để đãi khách. Chỉ vài chục phút sau là có gà luộc ăn, rau thơm và bắp chuối đầy đủ (tất cả chỉ từ sau vườn), kèm theo nồi cháo thơm phức. Anh Tr cảm kích lắm. Anh nói ở ngoài Bắc rất khó có được một bữa ăn như thế. Ăn uống xong, dượng Út tôi hỏi cuộc sống ngoài Rạch Giá ra sao, và khi biết anh Tr thiếu gạo (mà thiếu thật), dượng Út tôi liền kêu mấy đứa nhỏ chuẩn bị một bịt gạo cả chục kí-lô cho anh đem về nhà. Các bạn thử tưởng tượng, anh và tôi phải luân phiên vác cái bịt gạo đó 5 km ra Chắc Kha (để đón xe đò về Rạch Giá)! (Thời đó, còn là thanh niên trai trẻ nên tôi mới vác nổi, chứ bây giờ thì sao vác nổi).
Trên đường về cơ quan, anh nói rất nhiều về sự khác biệt giữa hai miền Nam Bắc, và tôi chỉ biết nghe chứ không bình luận gì (do tôi có biết cuộc sống ngoài kia ra sao đâu). Càng ngày anh càng tỏ thái độ chống đối. Bất cứ câu gì của lãnh đạo, anh cũng bỉu môi, nói ngược lại. Anh không còn tin vào hai chữ “giải phóng” nữa, vì anh nghĩ anh mới là người được giải phóng, chứ anh có giải phóng ai đâu. Chính miền Nam đã cho anh biết thế nào là một cuộc sống sung túc, sống chan hoà với nhau (chẳng ai làm chó săn theo dõi ai). Tôi để ý cứ mỗi sáng đọc báo Nhân Dân, anh ngồi tít đằng sau chỉ thẩn thờ hút thuốc. Tôi phải nói thêm rằng thời đó, mỗi sáng đều có người đọc báo Nhân Dân cho cả cơ quan nghe. Chuyện hài hước, nhưng hoàn toàn có thật. (Bây giờ ai mà đọc báo Nhân Dân thì bị xem là tra tấn tinh thần).
Như nói nói trên, anh Tr tuy học không bao nhiêu, nhưng rất quí anh em miền Nam có học. Thời đó, sinh viên mới tốt nghiệp ở Sài Gòn về công tác, các cô cậu vẫn còn phong cách rất “tư sản”. Các nàng thì mang guốc cao gót, ăn mặc tươm tất, rất tiểu thư đài các, khác hẳn các cán bộ gốc du kích hay ngoài Bắc chi viện vốn chỉ mặc áo bà ba (hay các cô ngoài Bắc thì mặc theo kiểu Tàu, áo chemise và quần đen cũn cỡn, trông buồn cười lắm) . Các chàng thì lúc nào áo cũng trong quần trông rất văn minh, khác hẳn với mấy ông “răng đen mã tấu”. Nhưng với nhiều cán bộ cơ quan thì đó là những cái gai trong mắt họ. Cứ mỗi lần họp cơ quan là có người nói xa nói gần chỉ trích “lối sống tư sản” (dĩ nhiên trong đó có tôi), có khi họ nói rất nặng nề. Vậy mà đám thanh niên “tư sản” đó vẫn ne-pas.
Riêng anh Tr thì không bao giờ nói gì; ngược lại anh thích đi theo tụi tôi bù khú, cà phê, cà pháo. Cứ mỗi lần đọc báo có tiếng nước ngoài, anh nhờ tụi tôi giải thích. Anh ham học thật. Anh có nghề xem tướng số, nên cứ mỗi lần xỉn xỉn, anh nhận xét từng cô “tư sản” trong cơ quan. Nào là PP là chân dài (mà dài thật); NB có khuôn mặt sáng, nhưng tướng đi làm hại cô ấy; D ngực bự, nhưng khó nuôi con, v.v. nói chung toàn chuyện đàn ông bù khú vớ vẩn đó mà. Lúc đó, L (là một bác sĩ trí thức nhất) nói với tôi: Tao nghi thằng cha này là đảng cài vào để theo dõi tụi mình, nên coi chừng. Nhưng L nghi oan cho anh ấy, vì anh không còn thiết tha gì với đảng nữa. Có vài lần anh đòi ra khỏi đảng nhưng bị chú Ba N lúc đó là giám đốc chửi cho vài trận nên thôi.
Bác ba N cũng là một người khá đặc biệt. Bác ngày xưa có bằng Premiere rồi theo cách mạng, và sau này đi tập kết ra Bắc. Sau 1975, bác N về lại miền Nam. Bác là người cộng sản đàng hoàng, và vì là người có học, nên bác hay bênh vực đám thanh niên “tư sản” bọn tôi. Bác không ưa người miền Bắc, ngoại trừ anh Tr là tài xế cho bác ấy. Có lần tôi bị kiểm điểm vì đeo cái đồng hồ Seiko, tôi nổi nóng đòi nghỉ việc, bác ba N kêu vào office vừa nói vừa chửi: “Đồ ngu, chỉ có một sự việc nhỏ là đòi nghỉ, con nít. Tụi nó nói gì thì kệ cha nội tụi nói, mày cứ im lặng cho tao. Tụi nó cả đời có biết đồng hồ là gì, nên tụi nó ganh đó thôi.” Bác N nói thêm như cảnh cáo: “Tao mà nghe mày nói nghỉ việc nữa là coi chừng tao.” Có vài lần bác N biết trước là cơ quan họp để dằn mặt ai đó trong đám tư sản, bác chủ động có mặt như để dằn mặt lại các cán bộ miền Bắc và cán bộ du kích (hai nhóm này cũng không ưa nhau). Bác làm như thế rất âm thầm, chứ không hề nói gì ra ngoài.
Anh Tr có một cái khiếu rất lợi hại là giả chữ kí. Chữ kí của lãnh đạo nào anh cũng giả được rất hay. Thời đó, khi đi công tác thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan mới mua được vé xe đò (loại xe đò ghế toàn làm bằng cây, và phải dùng cái thanh sắt để quay nó mới chạy, chứ không phải đề tự động như bây giờ). Có lần bác ba N và ông trưởng phòng hành chính đi công tác, mà tụi tôi cần vé đi Sài Gòn. May phước là anh Tr không lái xe cho họ lúc đó. Bí quá, nên tôi phải cầu cứu anh Tr giả chữ kí bác Ba N, và hứa sẽ mua quà Sài Gòn về cho anh. Anh nhìn mặt tụi tôi (lúc đó chắc thảm hại lắm) rồi nói: ĐM, giả thì được rồi, nhưng nếu mai mốt tụi mày vui miệng nói ra thì ông già ổng đuổi tao thì sao. (Anh Tr hay gọi bác Ba N là “ông già”). Năn nỉ mãi, anh chịu kí vào giấy giới thiệu, và thế là chúng tôi có chuyến đi Sài Gòn. Sau này, anh còn kí giả để anh em mua xăng dầu đi vượt biên! Do đó, công anh Tr cũng lớn đối với nhiều người.
Anh Tr mê gái miền Nam, và hỏi chúng tôi có cách nào làm mai cho anh một cô. Một vài năm sau (khi tôi đã đi) thì anh cũng thành hôn với một em miền Nam. Nhưng câu chuyện lần đó mới là đổi đời anh. Em này có người trong nhà đi vượt biên. Do đó, đảng khuyên anh không nên cưới em ấy, còn nếu cưới thì phải ra đảng. Sau này, anh nói với tôi: ĐM, tao muốn bỏ lâu rồi, nên nhân dịp này là tao bỏ luôn, tới đâu thì tới. Nhưng trong thực tế, đảng lờ cho anh cưới M. Thế là anh cưới M, và hai người sống bên nhau cho đến nay. Sau khi cưới, anh bỏ nghề tài xế cơ quan, ra bươn chãi làm ăn linh tinh, nhưng hai vợ chồng cũng kì cóp mua được nhà. Thêm viện trợ từ nước ngoài bên vợ, nên hai vợ chồng làm được một doanh nghiệp mua bán trái cây và nông sản rất khá. Anh có một cậu con trai học rất giỏi, nó được học bổng đi học bên Singapore. Anh rất tự hào về cậu con trai đó. Sau này, anh còn “bảo lãnh” cả nhà ngoài Bắc Ninh vào định cư trong Nam.
Bây giờ, mỗi lần gặp anh, lại bù khú với nhau, hỏi chuyện ai còn ai mất, anh hồi tưởng chuyện “mấy thằng thanh niên tư sản” và cười ngất. Anh nói một cách thành thật là cả nhà anh phải cám ơn miền Nam và “mấy thằng mày” cho tao biết thế nào là ăn ở tử tế. Có hôm, anh, tôi và vài người bạn doanh nghiệp của anh đi quán karaoke, trong lúc ngà ngà tôi giả bộ hỏi anh “lúc này anh còn sinh hoạt đảng không”, anh nhìn tôi vừa chửi thề, vừa nói giọng rặt Nam Bộ: “Ở chỗ vui vẻ này câu hỏi của mày làm tao mất vui.”
Nguyễn Văn Tuấn
(Blog Nguyễn Văn Tuấn)