Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Interesting Time…

Nguồn : Vững Đại Phát


INTERESTING TIME…ITEM 1: Madoff scammed $50 billion from funds, banks and institutional investors..
I don’t understand why the media compared Madoff to Charles Ponzi who made off with $10 million of ordinary investors, widows and orphans (people always add the widows and orphans for dramatic effect). Madoff got 5,000 times the amount instead from the big boys who can surely take a hit. After all, if your bank lost $100 billion to the subprime scam, the $ 1 billion give-away to Madoff would be peanuts. Do you know how much the Soviet Union lost during the 72-year rein of the Communist Party? Historians added up the loss in natural resource depletion and potential economic GDP during the period came up with something like $18 trillion in today dollar value. Well, it’s just money.
ITEM 2: Estimated US government debts would exceed $14 trillion by 2010.
Projected spending by Obama during the next 2 years would add current obligations of the US government by $5 trillion. The total debt load would then equal the nation’s GDP, a historical feat. Gono, the head of Zimbabwe’s Central Bank, just published a book on fiscal policy (no kidding) and he is thinking of migrating to the US to become an economics professor. For the last 3 months alone, he managed to obtain an inflation rate of over 11.2 million per cent for Zimbabwe; and issued the biggest bank note (200 million dollar) to qualify for Guinness Book of Records. If the US doesn’t give him Bernanke’s position, he’s always welcome in Vietnam.
ITEM 3: It would take Vietnam 51 years to catch up with Indonesia’s GDP per capita and 158 years with Singapore’s…
I researched recently and found out that in 1945, Vietnam had about the same GDP per capita as Singapore, Hong Kong and South Korea. In 1975, after the 2 wars, Vietnam’s GDP per capita stumbled backward, but still on par with Thailand and slightly higher than Indonesia and China. After 34 years of peaceful development, we are a little behind, aren’t we? BTW, how did these former colonies secure their independence without going to war?
ITEM 4: Moelis & Co., an investment banking firm in Los Angeles, opened its doors in December 2007 (talk about timing). Yet, the firm grew quickly to 150 bankers in such a short time and has opened offices in Chicago, New York and Boston.
I saw once the most beautiful cactus flower blooming under the hot sun of Death Valley desert. It was an inspiring sight. We never know our capability until we test its limit.
ITEM 5: The movie “Burn After Reading” (Brad Pitt, George Clooney) is hilarious and enjoyable. Watching the clash between the greedy morons and the dumb officials, one has to relate to what’s going on between Washington and Wall Street. This is what we can be sure of for 2009: More layoffs, more bankruptcies, more frauds, more spending, more bail-outs, more incompetence, more bad news…day after day…
QUOTE OF THE DAY
I am the walking economy. My hair line is in recession, my stomach is a victim of inflation, my manhood is in constant deflation and my mind is in a state of deep depression.
JOKE OF THE DAY
One investment banker asked his friend, “Say, why did the supervisor fire you?”Replied the second, “Well, you know how a supervisor is always standing around and watching others do the work. My boss got jealous. People started thinking I was the supervisor.”
Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia
16/12/2008 10:22:43 AM from VN Express
Tính toán mới đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng.
Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.
Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.
Theo số liệu của WB, năm 2007, thu nhập trên đầu người của Việt Nam là 836 đôla, Indonesia là 1.918, Thái Lan là 3.850 và Singapore là 35.163. Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người (tính theo giá cố định, tức là sau khi đã trừ đi yếu tố lạm phát) tuơng ứng là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm. Với tốc độ này, Việt Nam sẽ cần 51 năm để thu nhập bình quân của người dân theo kịp Indonesia, 95 năm để theo kịp Thái Lan, 158 năm đối với Singapore.
REPLY TO A FRIEND…
From LKS, Singapore:
How many Ponzi schemes are they going to discover in the next 12 months?
Reply from Alan Phan:
I don’t know why the media makes such a big deal out of Madoff. Compared to other Ponzi schemes, his $50-billion swindle was small potato. Let’s agree that the definition of a Ponzi scheme is the mechanics of getting new money from new investors to repay or replace the money of the old investors (which you have already spent or misplaced). The essential element of success is the continuing influx of new investors.
First and foremost is the $2 trillion social security scheme of the US government. Using new contributions to pay off the current obligations is definitely a Ponzi scheme. However, with its power to print money, it’s unlikely that anyone, from the President to Congress, will ever go to jail on this swindle. In similar fashion, the whole government debts are being created using new debts to pay for old debts plus interest. The day of reckoning will come when creditors won’t accept any more greenbacks or Treasury notes.
There is a big difference between Madoff and the government here: while Madoff had to charm and worked his tail off to market his scheme to agreeable clients, the government simply robbed its citizens in broad daylight by passing a law.
Second, all the bubbles, from housing to stocks, were created by the belief that there are always the greater fools who pay a higher price so the early ones can take their money out and run. Investors in Madoff scheme believed that they could get a 12 to 15% return, even in bad years. They were not as naïve as the people who believed that real estate price could go up 10% annually ad infinitum. By investing 10% down, they could realize a 100% return on their money annually, a perfect Ponzi setup.
There will always be some individual Ponzi wannabe who will be exposed in the next 2000 years. However, none will match the world governments and the moronic consumers in terms of size, boldness and obscenity.
From VH, Hanoi, Vietnam:
What did you do on Christmas’ Eve?
I was despondent last night over this financial crisis, so I called the Suicide Help Line.
Got a freaking outsourced call center in Pakistan .I told them I was suicidal.
They got all excited and asked if I could drive a truck.

News on Christmas from Washington
Bad news: There will be no nativity scene in Washington, D.C. this year. Despite extensive searching, residents have not been able to find three wise men and a virgin in the nations capital.
Good news: They have been able to find more than sufficient asses to fill the entire stable, and surrounding towns.
Email from a son to a father: “Heres a quick Christmas list. Since you are on a tight budget, what with this worldwide financial meltdown, so Ive redlined items that can easily be shop-lifted…”
*******
VỮNG ĐẠI PHÁT
We Are Studying The VietNam Market To Find The Potential There For Profitable Investment - Joint venture investments and facilitating partnerships
CONTACT INFORMATION TO THE VIETNAM MARKET
Website G6666.blogspot.com
Gmail: vdp.vietnam@gmail.com Hotline: 0943.816.813
CONTACT INFORMATION TO THE INTERNATIONAL MARKET
Website G6868.blogspot.com
Gmail: vdp.world@gmail.com Hotline:+84946666419

Phương Tây đã hết thời?

Nguồn : Vững Đại Phát

Có lần, đi trên phố tới văn phòng, mình thấy một cô gái có vẻ đẹp Á Đông, chân dài, dáng đi nhún nhẩy, tựa catwalk biểu diễn trên phố. Bên cạnh là vài chị da đen, da trắng, béo ục ịch, trông thấy ngán tận cổ. Nàng gốc Á đã đẹp lại càng đẹp giữa phố phường trời tây. Người ta bảo, phương Đông đang trỗi dậy, có lẽ đúng thật.
Mới rồi, được nghe ông Niall Ferguson, người Anh, giáo sư Sử học của Harvard, nói chuyện về cuốn sách của ông dưới tiêu đề “Civilization: The West and the Rest – Nền văn minh: Phương Tây và phần còn lại của thế giới”.
Như đã hứa là có chuyện hay, Tổng Cua tóm tắt cho các bạn tham khảo.
Văn minh nhân loại trải qua 10.000 năm thời kỳ các Cổ đại, Trung cổ, Cận đại và nay là Hiện đại. Các quốc gia hay những miền địa lý có lịch sử hoán đổi nền văn minh như một chu kỳ, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam hay ngược lại.
Thế giới dự đoán, nền văn minh nhân loại đã đi vòng quanh thế giới, và hiện có vẻ muốn trở về phía Đông. Câu hỏi đặt ra là phương Tây đang ngắc ngoải và thì liệu rằng phương Đông liệu có thể thay thế?
Sáu ý tưởng từng giúp phương Tây dẫn đầu nền văn minh
Niall viết rằng, từ năm 1500, các nước lớn ở Tây Âu Tây đã phát triển 6 ý tưởng: (1) Competition, (2) The Scientific Revolution, (3) Property Rights, (4) Modern Medicine, (5) The Consumer Society and (6) The Work Ethic. (Cạnh tranh, Cách mạng khoa học, Quyền sở hữu tài sản, Y tế hiện đại, Xã hội tiêu dùng, Đạo đức trong công việc).
Trong tin học có khái niệm ứng dụng (phần mềm) sát thủ “killer apps – ứng dụng tin học”, nghĩa là khi nó ra đời thì giết các phần mềm khác cùng chức năng. Microsoft Office đã giết chết Lotus 1-2-3, Wordperfect và hàng trăm các ứng dụng khác.
Niall cho rằng 6 ý tưởng trên cũng là một Killer Apps có từ cách đây 600 năm và đã đưa phương Tây dẫn đầu nền văn minh hiện đại.
Gia tài toàn thế giới khoảng 195.000 tỷ đô la, được tạo ra sau năm 1800 hầu hết do người phương Tây (Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc). Họ chỉ chiếm 19% dân số nhưng có tới 2/3 của cải của cả nhân loại.
Vào thời điểm năm 1500, thu nhập trung bình của người Trung Quốc bậc trung lại cao hơn người Bắc Mỹ cùng bậc. Năm 1970, thu nhập của người Anh gấp 10 lần người Ấn, và xã hội tiêu dùng đã đưa người Mỹ có thu nhập gấp 20 lần người Trung Quốc.
Năm 1500, 10 đế chế phương Tây chỉ chiếm 5% diện tích toàn cầu, 16% dân số và 20% thu nhập của cả thế giới.
Thế mà tới năm 1913, 10 nước này cộng với Hoa Kỳ đã chiếm 58% lãnh thổ, và số phần trăm dân số không thay đổi (16%) mà chiếm tới ¾ của cải vật chất.
Đừng đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản, vì nhiều đế chế đã từng muốn làm bá chủ thế giới, nhưng thất bại.
Tại sao lại là người phương Tây đi xâm chiếm đất đai mà không phải là dân Phi. Tại sao đạo Hồi từng hùng mạnh cuối cùng bị đạo Thiên Chúa lật cờ.
Lấy lý do khí hậu hay vị trí địa lý lại càng sai. Cùng nằm trên nước Đức, cùng là người Đức, tại sao Đông Đức nghèo hơn Tây Đức. Xe Trabant so với Mec thì bạn nghĩ sao đây? Bán đảo Triều Tiên là một ví dụ khác. Nam Hàn và Bắc Triều Tiên, thực tế trả lời đã khá rõ.
Niall kết luận, Rule of Law (luật lệ) hợp lý của thể chế phương Tây làm nên sự thịnh vượng, kết hợp với ý tưởng và chế tài (ideas and institution) mang lại sự phồn vinh.
Sự trỗi dậy của phương Đông
Câu hỏi ông đặt ra, tại sao phương Tây, tác giả của 6 killer apps, đang bị đuối sức trong công cuộc toàn cầu hóa?
Đó là vì người Nhật đã học được và áp dụng thành công với kỷ luật và đạo đức của Samurai. Tương tự, người Hàn Quốc cần cù, làm thêm hàng 1000 giờ mỗi năm, nhiều hơn cả người Đức, vốn nổi tiếng chăm chỉ.
Nói về giáo dục, học hành thông minh, có kết quả cao, thì dân Thượng Hải bỏ xa cả Anh quốc và Hoa Kỳ. Bằng sáng chế không còn độc quyền của phương Tây. Tại châu Á, Nhật vượt Mỹ, Trung Quốc đang có cơ hội vượt Đức.
Điều đó thật đơn giản. Giống như trong tin học, ứng dụng nguồn mở có thể được download từ mạng internet, người lập trình chỉ cần bỏ ra một thời gian ngắn có thể phát triển được hay hơn.
Người Ấn, người Hoa, người Nhật, người Brasil có thể áp dụng 6 killer apps này một cách dễ dàng. Vì thế phương Tây không còn làm bá chủ là phải thôi.
Thế kỷ 21 chứng kiến Trung Quốc đang đuổi kịp Mỹ. Thu nhập của Mỹ trước kia là 20 lần so với Trung Quốc, nay chỉ còn 5 lần, và chẳng bao lâu nữa sẽ là 2.5 lần. Tới năm 2016 thì sự thống trị kinh tế thế giới sẽ thuộc về Trung Hoa.
Áp dụng từng phần liệu có thành công?
Các quốc gia không cần phải phát triển thêm các ứng dụng (mô hình mới) mà chỉ cần ứng dụng mô hình 6 điểm này vào điều kiện cụ thể của quốc gia mình là đủ.
Niall đặt một câu hỏi, liệu 6 killer apps kia có thể nạp từng phần hay bắt buộc phải có cả bộ mới tạo ra nền văn minh?
Tự do là gốc rễ của quyền được sở hữu tài sản được sự bảo vệ của luật pháp và đó chính là cơ sở của các thể chế phương Tây.
Winston Churchill từng định nghĩa về văn minh, là xã hội được xây dựng trên ý kiến của nhân dân. Nghĩa là bạo lực, chuyên chế, độc tài, chiến tranh và nổi loạn được kiểm soát bởi quốc hội được bầu bởi lá phiếu của dân. Quốc hội là nơi sản sinh ra luật pháp và tòa án không phụ thuộc vào bất kỳ thế lực nào.
Khi cuộc sống của đa số người dân có chất lượng cao, bớt đi sự lo âu thì đó chính là mầm mống văn minh.
Nền văn minh hiện đại có thể bị sụp đổ bất kỳ lúc nào như mọi nền văn minh khác trong lịch sử nhân loại. Nhưng chắc chắn nó không sụp như người ta tưởng, cho dù phương Tây và Mỹ có nợ chồng chất, kinh tế thảm hại, đạo đức đi xuống.
Có người hỏi liệu Trung Quốc có thể lãnh đạo thế giới trong những thập kỷ tới, Niall không trả lời thẳng.
Nếu cả Mỹ và Trung Quốc cùng lãnh đạo thế giới cũng không thể. Sự khác biệt về văn hóa và thể chế cách biệt tới mức không thể ngồi cùng nhau trong một bữa tiệc, khi một kẻ đang cố học ăn bằng đũa và người khác lại tỏ vẻ muốn dùng dao dĩa, kiểu đồng sàng dị mộng.
Liệu quốc gia đông dân nhất có thể lãnh đạo toàn cầu nếu người cầm quyền không đếm xỉa tới quyền (số 3) là người dân được sở hữu tài sản.
Để đảm bảo quyền sở hữu cá nhân cần có luật lệ (rule of law), và đó chính là cơ sở cho chính phủ ổn định và quốc gia phát triển. Thiếu rule of law thì khó mà nói đến vai trò toàn cầu của bất kỳ một quốc gia nào.
Hội trường hoan hô ầm ầm, dù nhiều người không hoàn toàn nhất trí với diễn giả. Và như mọi cuộc nói chuyện, tác giả bán sách và ký tên. Tư bản bao giờ cũng thực tế, đến từ Harvard, giáo sư Niall Ferguson biết đánh vào thị hiếu của xã hội tiêu dùng. Lần này lão Cua không mua vì tiếc tiền.
Chiều đó mình trở về nhà. Thật ngạc nhiên, người đẹp Á châu đi trước mình vài bước, mông nàng căng nở, ngực núng nẩy theo nhịp bước. Nàng dừng lại cho một người vô gia cư da trắng vài đồng tiền lẻ.
Nếu phương Đông biết ứng dụng cả 6 ý tưởng có từ 600 năm trước một cách hoàn hảo, thì có lẽ quyền lực toàn cầu sẽ chuyển từ Tây sang Đông như một qui luật.
Còn thiếu nữ có vẻ đẹp Á Đông pha trộn văn hóa phương Tây lại trở thành giấc mơ của hàng tỷ người trên hành tinh.
Bài Viết Của Tổng Cua

TS Alan Phan: Tôi biết nhiều người Việt giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng

Nguồn : Vững Đại Phát


(GDVN) – Theo TS Alan Phan, nếu tài sản thực của nhiều người được công bố, Việt Nam sẽ có thêm tỷ phú thế giới.
“Tôi biết nhiều người giàu hơn ông Vượng”Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup vừa lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới được Forbes công bố. Hiện ông cũng là nhà tỷ phú đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà theo ước tính của Forbes thì giá trị tài sản vào khoảng 1.5 tỷ USD, dựa vào 53% cổ phần (trực tiếp và gián tiếp) tại Vingroup.
Theo đó, ông Vượng xếp hạng 974 trong danh sách của Forbes năm 2013, đồng hạng với hơn 40 tỷ phú khác, với giá trị tài sản ròng theo Forbes là 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, ông Vượng cũng nằm trong danh sách 210 tỷ phú mới nhất của năm 2013.
TS Alan Phan: Mừng vì Việt Nam có tỷ phú đô la
Theo TS Alan Phan – Chủ tịch quỹ Đầu tư Viasa, đây thực sự là niềm vinh hạnh cho doanh nhân Việt: Tôi không nắm rõ về con đường làm ăn của vị tỷ phú trẻ tuổi này nhưng tôi cũng thấy vui vì đất nước có người được ghi danh là tỷ phú thế giới.
TS Alan Phan dự đoán, một vài năm nữa Việt Nam sẽ xuất hiện thêm một vài tỷ phú đô la. Mặc dù ông không muốn nhắc tới tên một ai nhưng TS Alan Phan khẳng định “bảng vàng” tỷ phú đô la ghi danh thêm một số doanh nhân Việt.
Với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, TS Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa Hartcourt, công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987). Ông cũng là doanh nhân Việt đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997).
Tạp chí Forbes định giá tài sản của các cá nhân dựa trên cổ phiếu của họ trong các công ty nhà nước và tư nhân, bất động sản, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị và trừ đi số nợ của họ. Tuy nhiên, theo TS Alan Phan: Ở Việt Nam tài chính còn thiếu minh bạch. Người ta chỉ nhìn thấy cái bề nổi mà không ai biết tài chính ngầm (nợ) của doanh nhân.
Forbes tính toán dựa trên tài sản nổi tức là giá trị cổ phiếu, tỷ giá trên thị trường hiện tại, sở hữu công ty có tài sản bao nhiêu, cổ phần bao nhiêu nhưng họ không tính nợ nần. Trong khi đó, ở Mỹ việc tính toán tài chính khá minh bạch nợ nần được công bố rõ ràng và rất chuyên nghiệp. “Chúng ta chỉ biết người ta giàu vì nhiều cổ phiếu, cổ phần nhưng chẳng ai biết người ta đã vay bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu, góp cổ phần”, TS Alan Phan nói: “Tôi biết còn nhiều người giàu hơn ông Vượng rất nhiều. Chỉ tính tiền mặt của họ đã là một con số khổng lồ nhưng người ta ẩn danh. Sau việc ông Vượng lọt vào tốp tỷ phú thế giới sẽ có thêm nhiều người Việt nữa xếp vào vị trí này”.
Sau ông Phạm Nhật Vượng, ai sẽ là tỷ phú đô la?
Sau ông Phạm Nhật Vượng, Việt Nam sẽ có thêm bao nhiêu người công bố tài sản của mình để lọt vào tốp tỷ phú thế giới? Câu hỏi này được khá nhiều người đặt ra.
Khẳng định biết nhiều người Việt giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng nhưng theo TS Alan Phan, tỷ phú đô la tiếp theo đang được giới doanh nhân “đồn thổi” là một nữ doanh nhân giàu có và hiện tài sản của bà vẫn còn là con số bí ẩn. Đó là bà Nguyễn Thị Nga, lãnh đạo cao nhất của tập đoàn BRG. Bà Nga từng là Chủ tịch Ngân hàng Teckcombank. Hiện tại, bà là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeABank, Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam.
Tập đoàn BRG đầu tư và hoạt động tập trung chủ đạo vào lĩnh vực Tài Chính – Ngân hàng, sân Golf với các công ty thành viên, các đơn vị liên kết có uy tín tại Việt Nam và quốc tế như sân golf quốc tế Đảo Vua (Kings’ Island Golf Course), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn (Doson Seaside Golf Resort), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn, khách sạn Sông Nhuệ, tòa nhà văn phòng cao cấp Oriental Tower, khu căn hộ Oriental Palace, showroom Honda Ôtô Tây Hồ, Honda Ôtô Hải Phòng, dự án Thung lũng Nữ hoàng và còn loạt dự án đang và sẽ triển khai như Oriental Garden, Oriental Plaza, Oriental Sun, Oriental Pearl, Oriental West Lake…
Giới doanh nhân chỉ thấy bóng dáng của bà trong những sự kiện liên quan đến các dự án sân golf tiêu chuẩn thế giới, trong vụ mua lại khách sạn 5 sao Hilton HN, trong chức vụ Chủ tịch HĐQT của SeABank và trước đây là Techcombank, nhưng bà giữ bao nhiêu vốn, thâu tóm bằng cách nào, tài sản ước tính ra sao thì vẫn còn là câu hỏi.
Dù chỉ nghe đồn đoán bà rất giàu nhưng TS Alan Phan dự đoán có thể bà sẽ là tỷ phú đô la tiếp theo của VN nếu công bố tài sản thực.Bình An

Foreign Investors And China Maket

Nguồn : Vững Đại Phát

Tác giả : T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
How do you see the China market? What’s the real potential? How does it comparing to the US in terms of statistics?
FOREIGN INVESTORS AND CHINA MARKETDr. Alan Phan, Chairman of Hartcourt, gave some insight on this interview
By “Shanghai Daily”
How do you see the China market? What’s the real potential?
Right now, China is consisted of two distinctly different markets: the major urban populations along the East coast of China and the rural mass of the Western provinces. The differences in lifestyles, income and spending habits are so big that you might conclude they are from two different countries. The government is doing its best to close the gap; but this effort won’t see any real measure of success until 10 or even 20 years from now. But eventually, they will close the gap. We all know that China GDP has grown over 10% per annum for the last 12 years straight. Even in 2001, when the world is in recession, China recorded a 7.3% growth. However, this result mostly comes from the urban market of about 22 percent of the population. When the rural mass catches up with the rising standard of living, you will realize the true magnetic of the size of China market. It would be at least 5 times bigger than all the present projections based on current growth rate.
How does it comparing to the US in terms of statistics?
The total GDP of China is about 1.3 Trillion USD in 2001. That’s only 20 percent of the US. However, they are catching fast. Remember, their GDP was only 200 Billion in 1980. If you look at the Eastern provinces alone, the GDP per capita here has gone from $700 in 1980 to about $3,000 now. If they maintain this growth rate, they will hit the present size of the US economy in 2025.
So the speed of the growth is even more impressive than the size?
Exactly. Twenty five year ago, I used to go to Guangzhou from Hong Kong. Our car would stop at a small village next to the border so everybody could relieve themselves in the surrounding rice fields, after hours struggling with immigration and customs officers. Today, that village, called Shenzhen, has a population of over 5 Million, uncounted five-star hotels, traffic jam and a night life that makes Hong Kong blush. Anyone who came to Shanghai 10 years ago would not recognize the skyline of all these new high-rises. Rome wasn’t built in 7 days, but make no mistake, the Chinese is creating a world record.
What’s the major challenge for foreign investors?
China is still a semi-capitalistic economy. WTO has forced them to re-write a lot of rules and regulations, but the application is still haphazard. There will be countless of delays and frustrations in setting your business here; as well as dealing with a very bureaucratic tem and mentality in your daily management tasks. Many lucrative business sectors are still protected for local enterprises until 2015.
Other challenges will be finding the right local partners, understanding the unique characteristic of different market segments, protecting intellectual properties, doing due diligence in transactions, and working in a strange environment and culture.
What’s your suggestion for these foreign investors?
First and foremost, find the right local partners. Your business plan should be prepared and adapted with participation from local people. An American idea could be employed only after modifying it with Chinese character.
Second, all operations must be monitored closely by your own utives. A hands-on management style is a must. There should not be any remote control, especially with financial matters.
Third, be flexible, considering the fast-moving nature of China market and its business environment.
Finally, be patient. Very patient. China has huge potential, but it is full of obstacles, problems and deceptions. If you take a long-term view, then you could eventually realize your goal. China presents an opportunity of historical proportion, so if you hang on long enough, your success should be unparallel in size and satisfaction.
Dr. Alan Phan, Chairman of Hartcourt

Ngày mai của những ngày mai…

Nguồn : Vững Đại Phát

Tạp văn : Nguyễn Ngọc Tư
Phải có đến hàng trăm lần, tôi nghe và nói cái câu nào đó tương tự như “hẹn mai mốt gặp”. Như một thói quen, như một câu chào, người ta tự nhiên nói mà không quan tâm điều đó có xảy ra hay không. Và cái câu hẹn mai mốt gặp trong tôi luôn mang ý nghĩa, chào nghen, tôi về.
Và cái buổi nắng lên trong vườn dừa hôm ấy, tôi cũng nghe lại câu này, “hẹn mai mốt gặp, mình nói chuyện nghề chơi”. Người “hẹn hò” tôi là một ông già gầy gò, kham khổ. Tôi không trả lời được, tôi thoáng nghẹn đi, vì cái cảm giác tiếc nuối do chia tay vội buốt ở đầu mắt, thì cuối mắt ông nhấp nhánh ánh lên sự hy vọng hồn nhiên. Mai mốt gặp.
Lưng bỗng đau khi day lại phía ông già. Chân bước đi cũng đau. Gáy tôi nhìn thấy cái tuổi tám mươi tư của ông già đứng im sững bên chái nhà, nơi đặt bộ bàn tiếp khách. Gáy tôi lạnh. Trời ơi, sao ở cái tuổi ấy người vẫn còn có thể thanh thản hẹn với một ngày mai?
Hơn ai hết, ông già biết ngày mai đó rất xa xôi. Bởi ông không còn sức để đi chỗ này, chỗ khác, không thích những chỗ xô bồ xô bộn, họp hội xinh xang. Chủ nhân (dù muốn hay không) của câu nói nổi tiếng ngang tàng ngạo nghễ, “đi chỗ khác chơi” đã chọn chơi với mảnh vườn yên tĩnh của mình. Con mương vườn rụng đầy những trái dừa chuột cắn, mấy cây bưởi ngoài sân trước. Hơn ai hết, ông biết đôi chân mình đã mỏi, lời đã mỏi nụ cười đã mỏi, chỉ ánh nhìn là vẫn lấp lánh sự tinh quái, làm tôi thót tim lại, hôm đầu gặp ông.
Cái nhìn soi thấu vào gan ruột người ta. Trong những cơ may gặp gỡ mà tôi có được, chỉ vài ba người làm tôi sợ, vì cái sự-đọc-được-người-khác của họ. Ông già cũng làm tôi sợ, ông thấu được một tôi nông cạn, hời hợt, dại dột. Cũng chẳng có gì nghiêm trọng, chỉ là cảm giác mất tự do, mình sống thế nào, mình che đậy thế nào, mình xoay bề nào ông già cũng ngoáy cái ánh mắt tinh quái, cái cười hóm hỉnh vào, chọc chọc. Đối mặt nhau qua cái bàn trà cũ kỷ, nhưng mỗi lần nghe ông già dùng trí nhớ mẫn tiệp của mình dẫn lại mấy câu văn dài ngoằng của Lỗ Tấn, một đoạn truyện cũng dài thườn thượt của Ernest Hemingway, tôi lại cảm giác ông già ở trên cao, và mình trong cái thế phải ngước lên, ông thầy giỏi mà kẻ học thì lơ ngơ, như vói hái trái ở một cành cây quá đầu, mỏi chân, mỏi cổ quá trời.
Nhưng tôi biết, cái cội cây già ấy sâu thẳm tự đáy lòng muốn trao trái cho đám trẻ như tôi. Cái cây vẫn còn quá nhiều trái trên cành mà thân đã dần cạn nhựa, cây không muốn trái cũng chết khô giữa trời. Trái kia, phải được hái khẽ khàng, để một hôm nào đó, sau mưa, hạt lại ươm mầm trên những mảnh đất mới và đầy sức sống.
Thiệt tình, đó là tất cả những gì tôi muốn khi bước chân qua cánh cỗng xiêu xiêu kia. Học. Tôi chỉ cần có vậy, học tất cả những gì ông già có, nhân cách sống, sự lịch lãm, ngạo đời, vốn kiến thức văn học giàu có, cái nhìn nghề khe khắt… Nhưng học ông già này hơi bị… khó, nên bước chân ra về lại rấm rức, sao mình không thể ở lâu hơn, mà tôi đoán phía bên kia cũng… ấm ức giống tôi. Đã nói gì được nhiều đâu, đã cho và nhận kịp đâu, nhìn thẳng ông già tôi còn không dám, nói gì tôi đã chạm được ông. Mà, tôi muốn chạm vào ông, muốn đọc chút xíu ông, muốn tự mình dệt nên một câu chuyện tếu táo gì đó về ông, lâu nay tôi toàn nghe giai thoại của người khác. Vậy nên cả hai không thỏa, vậy nên ông già ngó tôi mà rằng, “mai mốt mình gặp nói chuyện nghề chơi”.
Và tôi ngẩn ngơ. Tôi muốn gặp ông già lần nữa, lần nữa, gặp hoài nhưng tôi không bao giờ cất lời hẹn lần sau. Hơn ai hết, tôi biết mình lâu lắm mới sẽ trở lại nơi này, lâu lắm tôi mới lại qua sông Tiền, vì tôi ở xa, vì tôi là đứa ru rú xó nhà ít lang thang đây đó. Tôi tầm thường đến nỗi lên xe rồi, cứ nghĩ tới chuyện nhà không ai quét, con trai không ai nấu cơm cho ăn, và nghĩ tới cái gối ôm có hình mấy con thỏ thả bong bóng bay là tôi muốn quay lại cho rồi. Nhưng nếu muộn hơn, bạn bè tôi còn, những vườn dừa còn, nhưng ông già Nam Bộ ngạo đời ấy tôi không còn cơ hội gặp nữa, ý nghĩ đó đã đưa tôi đi, vượt lên những lười nhác. Gặp lần đầu, tôi vẫn không tin mình sẽ gặp ông lần hai, và gặp lần hai, tôi làm sao biết được có còn lần nữa.
Bởi những cuộc hẹn sẽ có ít nhiều đổ vỡ, bất trắc. Trên con đường đi đến đó, có khi tôi đau bụng nên quay lại, có khi tôi gặp bạn bè và say mèm ở dọc đường, có khi chiếc xe trở chứng xịch lụi chết máy. Tôi đến nơi thì người cũng vừa đi khuất. Mà bất trắc thì quá nhiều nhân dạng. Vượt qua khoảng cách địa lý, vượt qua những rào cản lặt vặt như… cái gối ôm để thực hiện cuộc gặp, nhiều khi lãng trân. Tôi không là tôi cũ, người không còn là người cũ, gặp nhau cũng như không. Ông già thì vững trân một nếp, nhưng tôi? Chưa chắc… Tôi đã có lần gặp bạn mừng chưa hết, thì nói câu gì đó đau lòng rồi cuộc hẹn tan mau.
Nhưng có một dạng bất trắc hơn cả mọi bất trắc mà tôi không bao giờ kịp quen. Đi đám giỗ, gặp nhỏ em họ cùng tuổi, hẹn nhau đám giỗ sau, nhưng nó đã bỏ đời đi sau một cơn buồn. Có người hôm trước gặp nhau còn cười hỏi, “ê khoẻ hôn, lâu quá không nhậu nghen, mai mốt rảnh rổi, anh gọi”, hôm sau thấy anh cười trên ti vi, nụ cười đã bất động, không thể tin, người cười đẹp vậy sao có thể thản nhiên ra đi giữa khuya vì đau tim được hả trời. Và bất trắc thì đôi khi không chờ giữa hai lần đám giỗ, không chờ qua một ngày, bất trắc chỉ trong tích tắc, một cô gái ngún nguẩy đuôi tóc, tung tăng bước qua đường vẫn trong tầm nhìn tôi, tôi vẫn chưa chớp mắt thì chiếc xe điên cuồng nào đó đã huỷ hoại cuộc sống của cô rồi, chỉ một phần trăm của giây. Trong những câu chuyện thường ngày quanh ly rượu, chén trà, sau tiếng thở dài, người ta chép miệng, “mới hôm qua…”, “mới cái độp đây mà…”. Bất trắc nhanh đến nỗi khiến người ở lại phải hoang mang giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa có nghĩa và vô nghĩa, bởi rõ ràng thân xác đã nguội rồi, rồi, nhưng cảm giác về người cũng còn nguyên vẹn. Trong veo. Rực rỡ. Tôi sợ…
Ông già thì đã tám mươi tư…
Nhưng ông già đã hẹn tôi, ông không thèm nhìn cái tuổi tám mươi tư của ông, mà sao tôi cứ nhìn mãi, thấy mãi. Xe tôi khuất qua những thôn xóm, qua trùng trùng muôn muôn những vườn cây trái, những dòng sông, hàng trăm cây số, về đến nhà, đóng chặt cửa, nhắm mắt lại tôi vẫn nhìn thấy mái tóc ông bạc, lưa thưa, giọng nói đã hơi run khi vượt thoát khỏi đôi môi, và gầy đến chiếc áo của ông cũng ngẩn ngơ như nó đã đánh mất da thịt của ông rồi.
Nhưng ông già đã hẹn tôi. Ông không thấy cái tuổi tám mươi tư của mình, bởi vì ông không có tuổi, chẳng bất trắc nào đánh gục được ông, ông sống hàng trăm tuổi ấy, với những gì ông để lại. Một nhân cách hơi kỳ lạ, cô đơn sâu nhói, đeo đuổi sự tự trọng đến cuối đời. Những trang văn đau, sâu sắc, tinh tế, mà sang trọng, lịch lãm. Ông “đi chỗ khác chơi”, không “bẹo hình bẹo dạng” nữa, nhưng nhiều người vẫn gặp ông khi qua căn gác cũ, con đường cũ, quán cũ, trang sách cũ… Bao giờ còn những khoảnh khắc mà các hạt bụi như tôi bỗng nhớ đến non-ông, nhớ cái cây cổ thụ già ấy thì ông vẫn còn nguyên trân đó, dù cái áo xưa đã xếp lại, hết chỗ cho nó phất phơ rồi.
Hóa ra, cái hình ảnh tám mươi tư tuổi của ông già chỉ là tôi mượn để nói tránh về một tôi già nua, chỉ tôi là nhìn thấy tuổi, nhìn người, nhớ người, hẹn người bằng tuổi. Tuổi không phải là biểu tượng của đời đâu, nhỏ ơi. Ông già chắc không biết là câu nói hẹn gặp lại bị tôi suy diễn xa dữ vậy.
Đơn giản, chỉ là ông kêu có dịp thì gặp nhau, nói chuyện văn chương vô tận chơi thôi. Đơn giản là tuổi già của ông bị cô đơn ăn hiếp quá, dồn đuổi quá, lâu lâu có đứa nhỏ buồn mà cà chớn như tôi đến chơi thì vui chớ sao. Thì muốn còn tập tiếp theo chớ sao. Dù ngày mai, mốt đó là của những ngày mai, mốt khác. Nó xa, nhưng mà gần, cứ kêu lên, ngày mai, chẳng phải qua đêm nay là tới sao? Những hẹn hò có khi mãi mãi là hẹn hò, nhưng nhờ nó, người ta mới chịu khó ngồi nuôi dưỡng niềm tin. Tôi mới chịu khó sống và viết, tôi mà tệ quá, ông già không chịu tiếp, thì chết.
Tôi vẫn còn muốn hái thật nhiều trái chín của cái cây cổ thụ tuyệt đẹp có sức sống mãnh liệt đó. Tôi tham quá trời đi.
Mai mốt gặp, dạ, mai mốt gặp.

Roubini: Europe’s Contagion “Has Now Gone Viral…and Global”

Nguồn : Vững Đại Phát

On Tuesday, the IMF announced a new set of measures designed to provide short-term liquidity to ailing nations, the latest in a series of measures aimed at stemming Europe’s sovereign debt crisis.
But “money alone is not going to resolve the problems” in Europe, where the “contagion is spreading” far beyond the so-called periphery, according to New York economics professor Nouriel Roubini. “The contagion has now gone viral, cross Atlantic and global.”
In Europe, the problems of Greece, Italy and Portugal have now spread to Italy, Spain and beyond. “Most ominously,” Roubini notes, credit spreads are widening on the sovereign debts of France and Belgian among other “core” nations. In addition, there are acute signs of stress in interbank lending such as LIBOR and the TED spread while many European banks are facing a shortage of dollars.
“It’s a slow-motion train wreck,” the famed economist says.
Given the financial and fundamental problems in Europe — slow growth, too much debt and rising current account deficits — Roubini believes there “at least a 50% probability” of a breakup of the eurozone in the next 2-to-3 years, which would almost certainly lead to a fast-motion train wreck.
*******
VỮNG ĐẠI PHÁT
We Are Studying The VietNam Market To Find The Potential There For Profitable Investment - Joint venture investments and facilitating partnerships
CONTACT INFORMATION TO THE VIETNAM MARKET
Website G6666.blogspot.com
Gmail: vdp.vietnam@gmail.com Hotline: 0943.816.813
CONTACT INFORMATION TO THE INTERNATIONAL MARKET
Website G6868.blogspot.com
Gmail: vdp.world@gmail.com Hotline:+84946666419

Kinh doanh Xác Chết (Zombies)

Nguồn : Vững Đại Phát

Sanh Tín – Vietstock
Kinh doanh bất động sản 2015 sẽ theo kiểu “mì ăn liền”
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành cho rằng năm 2015 sẽ diễn ra tình trạng đầu tư trên xác các dự án chết, kinh doanh kiểu “mì ăn liền”, không ai khai khẩn “trồng cao su”.
4 phân khúc cho thị trường bất động sản 2015
Theo ông Đực, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2015 sẽ chịu những ảnh hưởng lớn bởi nhiều thông tin tích cực như gói 30,000 tỷ đồng đã được mở hơn cho người dân dễ vay mua nhà thương mại dưới 1.05 tỷ đồng/căn và điều kiện thông thoáng cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư bất động sản sẽ khó khăn hơn do thủ tục xây dựng nhiêu khê hơn, quy định về ký quỹ, bảo lãnh và tiền sử dụng đất tăng. Khi đó thị trường bất động sản sẽ xảy ra các tình huống:
Thứ nhất, các căn hộ nhỏ sẽ lên ngôi, hàng loạt căn hộ 50-60m2 sẽ ra đời, nhất là Luật Nhà ở mới đã không quy định diện tích căn hộ tối thiểu phải là 45m2 như trước đây, cho nên sẽ xuất hiện các căn hộ 30m2. Mức độ cạnh tranh trong thị trường căn hộ nhỏ sẽ sôi động và khốc liệt hơn.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp sẽ phải bán dự án hoặc bán cả doanh nghiệp. Sôi động là việc mua bán các dự án “chết có thể cứu”, vì đầu tư nhanh – gọn – bán liền – lãi liền. Tôi cho đây là một cái chết “mềm mại”. Nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận cái chết này để trả lãi vay ngân hàng, để thoát ra khỏi thị trường. Nhiều doanh nghiệp ra đi trong tức tưởi trắng tay để thoát khỏi đống nợ xấu.
Còn nếu doanh nghiệp vì lý do nào đó không muốn hoặc không thể chuyển nhượng dự án, như sản phẩm không phù hợp, thì phải chấp nhận một cái chết thảm khốc, điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Chẳng những doanh nghiệp mất tài sản mà nhiều người đã lỡ mua sản phẩm, các nhà thầu thi công cũng không thu hồi được nợ. Kéo theo đó là những hệ quả pháp lý như kiện tụng, tranh chấp, hoặc thậm chí là hình sự.
Thứ ba, sẽ không có nhiều dự án mới trong năm 2015. Bởi như quy định về thực hiện dự án đầu tư hiện nay không những không giảm mà còn ràng buộc thêm nhiều điều kiện và thủ tục phức tạp hơn. Điển hình là tăng tiền sử dụng đất, Luật Xây dựng và Luật Kinh doanh bất động sản về khởi công xây dựng, ký quỹ và bảo lãnh ngân hàng. Tất cả gây bất lợi cho doanh nghiệp, làm tăng thủ tục hành chính, tăng chi phí đầu tư, kéo theo tăng giá bán căn hộ.
Do đó, nhà đầu tư sẽ chỉ đi tìm những dự án cũ để mua lại, sau đó tiếp tục xây dựng và bán hàng để thu lại tiền một cách nhanh chóng, chứ không ai khai thác thêm dự án mới rồi đợi 5-7 năm sau mới xây để bán. Cho nên, năm 2015 sẽ diễn ra tình trạng đầu tư trên xác các dự án chết, kinh doanh kiểu “mì ăn liền”, không ai khai khẩn “trồng cao su”.
Thứ tư, đã và sẽ xuất hiện các siêu đại gia bất động sản đầu tư siêu dự án. Ví dụ như ở TPHCM hiện nay đã xuất hiện Vingroup đầu tư một dự án rất lớn ở Tân Cảng, hay Đại Quang Minh, Hà Đô… Đó là những siêu đại gia có nguồn vốn rất lớn và siêu thế lực, họ có khả năng làm thủ tục rất nhanh, sẽ tung ra thị trường những sản phẩm có mức giá tốt, vị trí tốt và thu được nhiều lợi nhuận. Đồng thời, những dự án nào ở gần, có giá bán tương đồng sẽ có nguy cơ chết vì không cạnh tranh được. Hiện nay đã có nhiều dự án hấp hối và sự xuất hiện của các siêu đại gia này sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp chết một cách nhanh chóng hơn. Đúng là “Đại dương đẫm máu” chứ không phải “Đại dương xanh”.
Giá nhà đã đến điểm hòa vốn
Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2014, ông Đức cho rằng đây là năm có phần sôi động hơn giai đoạn 2011-2013. Dù không quá biến động nhưng có những điểm rất tích cực. Khoảng 40 dự án hoạt động tốt tại TPHCM, các dự án như Ehome của Nam Long (NLG), Công ty Lê Thành, Happy Valley của Phú Mỹ Hưng hay HimLam Chợ Lớn. Các dự án được hồi sinh do công ty Hưng Thịnh, Đất Xanh (DXG), Novaland, Thanh Yến mua lại.
Cuối năm là sự xuất hiện của những công ty “siêu mạnh” như Đại Quang Minh, Hà Đô, Vingroup với các sản phẩm trung cao cấp ở Quận 2, Quận 10 và Bình Thạnh. Đó được xem là một vài điểm sáng, tạo dấu hiệu của sự khởi sắc, có cải thiện về thanh khoản.
Tuy nhiên, ông Đực nhấn mạnh sự sôi động của những dự án này không phản ánh được hết toàn cảnh của thị trường bất động sản. Đến nay, TPHCM có hơn 900 dự án bất động sản “bất động”, trong đó đã rút giấy phép 200 dự án, khoảng 700 dự án khác đang “đắp mền” hay “đắp chiếu”.
Theo ông Đực, thị trường đã và đang thanh lọc trong nhiều năm qua và hiển nhiên sẽ tiếp diễn trong năm tới. Các doanh nghiệp yếu kém, các dự án không khả thi sẽ buộc phải chết hoặc bị mua lại, mặc dù sôi động việc mua bán các dự án hoặc cả doanh nghiệp thì số lượng vẫn không thấm vào đâu so với núi hàng tồn kho, điển hình là trong năm 2014 số dự án được các doanh nghiệp hồi sinh chỉ ở con số vài chục so với 900 dự án (chỉ tính riêng tại TPHCM) đang chết.
Bên cạnh đó, giá nhà đã giảm trong nhiều năm qua, đã đến điểm hoà vốn, khó có thể giảm hơn nữa. Trong năm 2015, sẽ là cuộc chiến của những doanh nghiệp định hướng sản phẩm là các căn hộ nhỏ, giá bán trung bình đồng thời với sự xuất hiện của các siêu đại gia. Điều này cũng sẽ giúp tăng nguồn cung nhà ở phù hợp nhu cầu và khả năng của đa số người dân, thị trường sôi động và tăng tính thanh khoản.
Gói 50,000 tỷ đồng sẽ là “cú huých” cho thị trường BĐS
Đối với thông tin về gói hỗ trợ 50,000 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước dự kiến tung ra để hỗ trợ phân khúc nhà ở thương mại, ông Đực cho rằng đây được xem là gói 30,000 tỷ đồng mở rộng, phục vụ riêng cho các dự án nhà ở thương mại và nếu được triển khai sẽ là một “cú huých” cho thị trường BĐS, tạo hiệu ứng kích cầu, nhiều dự án được tái khởi động, làm tăng nguồn cung nhà ở trong tương lai.
Tuy nhiên, để gói tín dụng này đạt được hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, cần hạn chế đối tượng nhà ở thương mại được vay chỉ ở mức 1-2 tỷ đồng/căn. Vì nếu cho vay mua căn hộ hơn 2 tỷ đồng chỉ tạo điều kiện cho người giàu được hưởng lợi, được sở hữu thêm nhiều nhà, doanh nghiệp lại lao vào đầu tư các dự án cao giá, trong khi căn hộ cao giá đang bội thực trong trung và dài hạn, và người dân khó khăn về nhà ở không có cơ hội được sở hữu nhà.

Giá thị trường là bài toán lớn nhất trong M&A

Nguồn : Vững Đại Phát

(baodautu.vn) TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, chuyên gia tư vấn về các thị trường mới nổi cho nhiều tập đoàn đa quốc gia cho biết, trong nhiều yếu tố, giá là bài toán lớn nhất của thương vụ mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
Theo đánh giá của ông, hoạt động M&A tại Việt Nam có tiềm năng và cơ hội phát triển như thế nào trong thời gian tới?
Nhu cầu M&A luôn tồn tại, dù ở một thị trường phát triển như Mỹ, nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn, Trung Quốc), hay tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với mức độ hội nhập và theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có tiềm năng M&A ở lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, dịch vụ bán lẻ, y tế…
Có thể thấy, một số công ty chứng khoán Việt Nam đang không có khả năng sinh lời, buộc họ phải tiến hành M&A để tồn tại. Hay một số ngân hàng nhỏ đang trong tình trạng yếu thế, tạo cơ hội cho các ngân hàng lớn thâu tóm. Ở lĩnh vực tiêu dùng, các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi mức tiêu dùng sụt giảm, đó là cơ hội để những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính tiến hành M&A nhằm gia tăng thị phần.
Nhưng theo đánh giá của tôi, hiện chưa phải là giai đoạn lý tưởng để tiến hành M&A tại Việt Nam. Thời gian hợp lý có thể là năm 2012 và 2013.
Ông có thể phân tích rõ hơn nhận định đó?
Cao điểm của hoạt động M&A là khi giá trị mục tiêu của doanh nghiệp thấp hơn giá thị trường; tiếp đó là nguồn vốn thanh khoản tốt, nhiều người sẵn sàng cung ứng tài chính để thực hiện thương vụ M&A.
Trong đó, giá thị trường được xem là bài toán lớn nhất. Phần lớn các doanh nghiệp tiến hành M&A khi họ nhận thấy có thể mua lại những đối thủ cạnh tranh để có được khách hàng mới, thị phần mới, với giá rẻ hơn so với việc họ tự hoạch định, phát triển khách hàng và giành lấy thị phần đó.
Tại Việt Nam, nếu so sánh với các thị trường lân cận thì giá các doanh nghiệp vẫn hơi cao, trong khi nguồn vốn đang bị thu hẹp do những biến động về tỷ giá, lãi suất, lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô. Do vậy, cần một thời gian nữa để các điều kiện đó chín muồi.
Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề gì khi tiến hành M&A?
Theo kinh nghiệm của tôi khi làm ăn tại Trung Quốc, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn hậu M&A. Doanh nghiệp phải tính toán làm sao để hậu M&A phải vận hành được hai hệ thống quản trị điều hành, hai hệ thống văn hóa khác nhau, thậm chí là hai hệ thống sản phẩm khác nhau một cách êm xuôi và trơn tru. Nếu không, giao dịch M&A sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, chứ chưa nói đến việc đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Muốn vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn; quy trình khảo sát, nghiên cứu phải chặt chẽ; nắm được những điểm mạnh, yếu của hai doanh nghiệp; đồng thời dự liệu những khả năng xảy ra khi kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu đó; dự liệu sự xuất hiện các yếu tố của doanh nghiệp này ở thị trường, ở khách hàng của doanh nghiệp khác.
Đặc biệt, M&A là hoạt động đòi hỏi phải hết sức chuyên nghiệp, cần có đội ngũ chuyên biệt để tiến hành việc này. Tại Mỹ, Cisco Systems là một doanh nghiệp rất thành công với chiến lược dùng M&A làm đòn bẩy để phát triển. Họ có riêng một đội ngũ để tiến hành M&A. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo kỹ lưỡng những phương thức mà Cisco Systems đã làm và thành công.
Ông đánh giá thế nào về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực M&A tại Việt Namhiện nay?
Tại Việt Nam, tôi thấy có nhiều nhà đầu tư chiến lược muốn khuếch trương, tìm thị phần, thị trường cho tương lai 10 – 20 năm nữa, chứ không quá chú trọng lợi nhuận trước mắt. Họ là các công ty đa quốc gia, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ. Số này cũng có hai khuynh hướng, một là đã vào “đóng cọc”, giữ chỗ ngay bây giờ; hai là mới khảo sát, tìm hiểu và chờ đợi thời điểm thích hợp hơn trong vài năm nữa.
Ngoài ra, một số nhà đầu tư tài chính tiến hành M&A tại Việt Nam với mục tiêu tỷ lệ lợi nhuận cao và thời gian hoàn vốn sớm.
Công ty ông có dự kiến hướng vào thị trường Việt Nam và Đông Nam Á khi tiến hành M&A không?
Chúng tôi rất quan tâm đến khu vực này, trong đó có thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cụ thể hơn nữa thì chúng tôi còn dựa vào phân tích hai yếu tố cơ bản nêu trên, là giá thị trường và tính thanh khoản của nguồn vốn. Nếu thị trường Việt Nam đạt được các điều kiện đó thì tất nhiên là chúng tôi sẽ tiến hành thương vụ.
Huy Hào – Thanh Hà